|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Kích hoạt nguồn lực nhà nước

20:55 | 20/12/2017
Chia sẻ
Bộ Công thương thở phào với kết quả có thể nói là hơn cả mong đợi sau khi thu về gần 110.000 tỷ đồng (khoảng 4,8 tỷ USD) từ thương vụ thoái vốn nhà nước tại Sabeco.
kich hoat nguon luc nha nuoc Thoái vốn Sabeco: Bài học cho nhiều doanh nghiệp nhà nước khác
kich hoat nguon luc nha nuoc Thoái vốn nhà nước: Tiền hay thương hiệu?

Nhìn từ thương vụ thoái vốn tại Sabeco, mục tiêu cơ cấu lại danh mục tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang đi đúng hướng

Hẳn sẽ còn nhiều phân tích, nhận định từ thương vụ đang giữ kỷ lục về số tiền thu được từ thoái vốn nhà nước tại một doanh nghiệp như Sabeco. Câu chuyện cũng không dừng lại ở việc ngân sách nhà nước có thêm 4,8 tỷ USD và Sabeco sẽ “thay máu” dưới quyền điều hành của cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 53% cổ phần là Công ty TNHH Vietnam Beverage với các mối liên quan mật thiết tới tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Nhưng, điều quan trọng nhất cần phải khẳng định là mục tiêu cơ cấu lại danh mục tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang đi đúng hướng.

Đó là tập trung nguồn lực cho việc thực hiện đúng vai trò đã được xác định của khu vực kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Đó là cơ cấu lại danh mục tài sản nhà nước đầu tư làm dịch chuyển tài sản nhà nước từ các ngành, lĩnh vực không phù hợp vai trò của kinh tế nhà nước để chuyển sang các ngành, lĩnh vực cần vai trò này.

kich hoat nguon luc nha nuoc

Kế hoạch tiếp tục thoái vốn nhà nước tại Sabeco và những doanh nghiệp được coi là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân sách nhà nước đã được bàn tới vài năm trước. Song khi đó, khá nhiều ý kiến cho rằng, đây là nguồn thu của ngân sách và nếu bán hết thì Nhà nước còn gì...

Hệ quả là những đề xuất thoái vốn nhỏ giọt, không hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược, hoạt động của các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn, cổ phần hóa luôn ở thế bấp bênh, chờ đợi... Đáng lo ngại nhất là sự dàn trải của vốn, tài sản nhà nước trong các ngành, lĩnh vực không được kiểm soát.

Kết quả đánh giá cổ phần hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, cũng như các kế hoạch thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn thực hiện kế hoạch tái cơ cấu 2011-2015 cho kết quả là hầu như không ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước còn nhanh hơn tốc độ tăng của phần thu về từ bán vốn nhà nước cho các thành phần kinh tế khác. Thậm chí, vốn thu về nhưng không được đầu tư và chuyển dịch sang các ngành nghề cần tới vai trò của kinh tế nhà nước... Có nghĩa, hoạt động này chưa làm thay đổi phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.

Thêm nữa, hiệu quả quản trị của khu vực này luôn được nhận định là ở mức kém với hàng loạt lý do khác nhau. Bên cạnh đó, có một thực tế là, sử dụng 70% đất đai và 70% vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong khu vực sản xuất, kinh doanh, nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước mới đóng góp khoảng 30% GDP. Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng, nhưng giai đoạn 2011-2015, khu vực này chỉ đóng góp bình quân 22% nguồn thu của ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp so với khu vực kinh tế khác...

Phải nhắc lại con số mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã công bố. Đó là tổng tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước giữ trên 50% cổ phần hiện rất cao. Vì vậy, nếu soi vào Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2016 - 2020 (ban hành theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg), chỉ cần thực hiện đúng tiến độ, với nguyên tắc là tối thiểu hóa tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp, thì giá trị sổ sách phần vốn nhà nước thu hồi từ hoạt động này có thể đạt trên 296.000 tỷ đồng.

Sự thành công của thương vụ thoái vốn của Sabeco mới là bước khởi đầu. Chắc chắn, nền kinh tế sẽ còn kích hoạt tiếp những nguồn lực chưa phát huy hết hiệu quả khi các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được đặt song song với yêu cầu tuân thủ nghiêm kỷ luật thị trường trong công tác quản trị khu vực doanh nghiệp này.

Bảo Duy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.