|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khủng hoảng lần trước là do ngân hàng, lần tới sẽ do quỹ ETF

19:30 | 27/06/2018
Chia sẻ
Các ngân hàng bị coi là "tội đồ" gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng tới đây, các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua các quỹ ETF sẽ trở thành thủ phạm chính.
khung hoang lan truoc la do ngan hang lan toi se do quy etf Khủng hoảng nợ Italy có thể kích hoạt hiệu ứng domino trên toàn châu Âu
khung hoang lan truoc la do ngan hang lan toi se do quy etf WB: Thuế quan tăng có thể đưa thương mại toàn cầu về mức đại khủng hoảng 2008

Quỹ chỉ số và ETF lên ngôi

Các quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Funds hay ETF) được lập ra nhằm mô phỏng thụ động biến động của một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa chứ không chủ động tìm kiếm và lựa chọn từng mã chứng khoán, tiền tệ…

Trong vài thập kỷ gần đây, các quỹ ETF ngày càng trở nên phổ biến, tỷ lệ giá trị cổ phiếu tại Mỹ được quản lý thụ động bởi các quỹ đã tăng gấp đôi lên gần 40%. Chỉ riêng quỹ chỉ số Vanguard đã sở hữu hơn 5% của 491 mã cổ phiếu trong rổ chỉ số S&P 500 và chiếm gần 7% vào vốn hóa của chỉ số này.

Dễ hiểu tại sao các quỹ thụ động này lại phát triển mạnh. Về mặt lý thuyết, các quỹ ETFs đầu tư vào các chỉ số được đa dạng hóa và thường xuyên đem lại lợi nhuận cao hơn các quỹ được quản lý kiểu chủ động.

Sự đơn giản của các quỹ thụ động hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Chi phí lại thấp, phí quản trị quỹ chỉ nằm trong khoảng 0.05% - 0.5%/năm.

Rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, các quỹ ETF lại rủi ro hơn nhiều nhà đầu tư vẫn tưởng. Chẳng hạn khi mô phỏng các chỉ số được tính với trọng số là giá trị vốn hóa, các quỹ không có lựa chọn nào khác là phải mua lượng lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn – thường là những cổ phiếu quá đắt sau một thời gian dài tăng giá, đồng thời bỏ qua những cổ phiếu nhỏ, rẻ.

Khi thị trường chứng khoán đi lên, các quỹ sẽ đầu tư ngày càng nhiều vào một số cổ phiếu vốn hóa “khủng” chẳng hạn như những cổ phiếu công nghệ trước nay vẫn chi phối các chỉ số chứng khoán Mỹ. Đầu tư như vậy chẳng khác này “mua đỉnh, bán đáy.”

Thêm vào đó, các quỹ ETF có thể mô phỏng các chỉ số theo những cách vô cùng phức tạp. Chẳng hạn, thay vì mua tất cả các cổ phiếu trong rổ với tỷ trọng tương ứng, một sô quỹ chỉ mua một tập hợp nhỏ, qua đó khiến nhà đầu tư phải chịu rủi ro mô phỏng.

Một số quỹ khác lại dùng các công cụ phái sinh và do vậy khiến cho nhà đầu tư chịu rủi ro tín dụng với đốc tác. Một số quỹ ETF dùng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận.

Giống với các loại hình quỹ khác, quỹ ETFs có thể dùng chứng khoán trong danh mục của mình để cho các nhà bán khống vay, do vậy lại tạo ra một loại rủi ro nữa. Các quỹ ETF phải đầu tư toàn bộ tài san của mình và giảm thiểu nắm giữ tiền mặt, do đó hạn chế sự linh hoạt trong thời kỳ suy thoái.

Chưa kể, quy định quản lý các chỉ số có thể thay đổi, đôi khi là thay đổi một cách tùy tiện. Tệ hơn nữa, cách thức các quỹ ETF tác động tới thị trường cũng không hề rõ ràng.

Các quỹ ETF tập trung vào một số ít mã cổ phiếu vốn hóa lớn, thanh khoản cao và tạo ra đà biến động cùng chiều với thị trường. Ngược lại, thị trường trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi một số quỹ thụ động lớn.

Việc các cổ phiếu được thêm vào hoặc loại bỏ khỏi một chỉ số tạo ra hiện tượng mua bán ồ ạt, dẫn tới sự phân bổ vốn thiếu hiệu quả. Chẳng hạn trong chu kỳ chứng khoán hiện nay, các cổ phiếu bị định giá cao, vốn hóa lớn, thanh khoản dồi dào được hưởng lợi quá nhiều từ hành động mua ồ ạt của các quỹ ETF. Tình trạng này làm tăng rủi ro bong bóng chứng khoán như giai đoạn năm 2000

Các quỹ ETFs thậm chí còn bóp méo định giá thị trường vì họ không phân tích giá cả khi mua bán và do vậy không đóng góp cho quá trình xác định giá trị thực. Có lập luận cho rằng các quỹ này đang làm suy yếu hoạt động của doanh nghiệp vì các cổ đông thụ động không để ý tới việc cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Cuối cùng, các quỹ ETF làm tăng biến động giá và giảm thanh khoản. Một lượng lớn cổ phiếu được các quỹ này giữ chặt trong tài khoản và chỉ được đem ra mua bán khi có thay đổi đáng kể trong vốn hóa hoặc cách xây dựng chỉ số. Do vậy, số lượng cổ phiếu thực sự có thể giao dịch được có thể nhỏ hơn rất nhiều so với nhận định của nhà đầu tư.

Nếu khủng hoảng xảy ra ....

... các quỹ ETF sẽ làm cho tình hình trở thêm tồi tệ.

Các quỹ này sẽ phải bán tống bán tháo những cổ phiếu mà họ đã mua quá nhiều trước đây. Từ chỗ là người mua chủ yếu trên thị trường, các quỹ này trở thành người bán ròng và chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm được người mua trong điều kiện thị trường suy thoái.

khung hoang lan truoc la do ngan hang lan toi se do quy etf

Thử tưởng tượng một quỹ ETF lớn buộc phải bán phần lớn danh mục của mình trong một ngày, nhiều khả năng sẽ không có người sẵn sàng mua vào khối lượng lớn như vậy, khiến cho quỹ phải giảm giá bán xuống dưới giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Nói cách khác, hoạt động của các quỹ ETF khuếch đại biến động của thị trường cả trong thời kỳ giá lên và giá xuống.

Trong thị trường giá lên, tất cả đều vui vẻ và được lợi. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, tình hình sẽ rất đáng lo ngại. Liệu các quỹ ETF sẽ chống chịu như thế nào?

Trong mọi cuộc khủng hoảng, những cấu trúc chưa được thử thách đều bộc lộ những yếu điểm chất người không ai ngờ tới, đe dọa sự an toàn và ổn định tài chính của toàn hệ thống. Lần khủng hoảng tới cũng không phải là ngoại lệ.

Xem thêm

Kiên Dương