|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều dự án công nghiệp năng lượng tỉ USD

20:56 | 15/08/2020
Chia sẻ
Theo BQL KKT Vân Phong vừa qua, nhiều tập đoàn lớn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các dự án công nghiệp năng lượng qui mô lớn, mỗi dự án lên đến vài tỉ USD.

Trung tâm công nghiệp năng lượng

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng BQL KKT Vân Phong cho biết, vừa qua các tập đoàn lớn như Petrolomex, Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Tuấn Dung và nhiều tập đoàn lớn từ Hàn Quốc, Mỹ đang nghiên cứu, đề xuất đầu tư các tổ hợp điện khí và kho khí hóa lỏng LNG có qui mô khoảng 3,5 tỉ USD/dự án và Khu công nghiệp Ninh Tịnh (khoảng 7.8000 tỉ đồng) trong các phân khu chức năng công nghiệp lớn tại Mỹ Giang, Ninh Tịnh xã Ninh Phước và Ninh Hải.

Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều dự án công nghiệp năng lượng tỉ USD - Ảnh 1.

Khu vực Nam Vân Phong đang được nhiều tập đoàn lớn đề xuất các dự án công nghiệp năng lượng. (Ảnh: HVS)

Trung tâm Điện lực khí và Kho cảng LNG Vân Phong của Petrolimex và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang xin tái khới động dự án Tổ hợp lọc hóa dầu nam Vân Phong.

Dự án này sẽ xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tuabin khí có tổng công suất 3.000MW và kho cảng LNG Vân Phong có sức chứa 180.000m3; giai đoạn 2 tiếp tục xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tuabin khí với tổng công suất tương đương các nhà máy giai đoạn 1…

Đáng chú ý, là buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Dầu khí Millenium của Mỹ về việc đơn vị này xin đầu tư dự án điện khí hóa lỏng tại khu vực nam Vân Phong với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỉ USD vào ngày 31/7.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công ty Millenium Việt Nam (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Millenium) mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư nhà máy điện và kho cảng chứa khí hóa lỏng (LNG) tại khu vực nam Vân Phong.

Millenium Việt Nam đã chuẩn bị một bộ hồ sơ, phân tích về vị trí chiến lược của Vân Phong, cũng như giới thiệu về hệ thống nhà máy điện với công suất nhà máy điện là 9.600MW. Cùng với đó là hệ thống kho cảng cấp khí cho nhà máy điện và tổng đại phân phối LNG cho cả khu vực Đông Nam Á.

Đại diện Millenium Việt Nam nhận định địa điểm mà nhà đầu tư lựa chọn có diện tích đề xuất khoảng 600 ha thuộc khu vực thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước có thể trở thành trung tâm năng lượng của Đông Nam Á.

"Millenium là tập đoàn chuyên khai thác dầu mỏ cho nên sẽ bán khí trực tiếp đến người tiêu dùng mà không cần thông qua các đơn vị trung gian, đây là một lợi thế", vị đại diện cho biết Millenium Việt Nam.

Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều dự án công nghiệp năng lượng tỉ USD - Ảnh 2.

Tình hình phát triển của khu vực Nam Vân Phong hiện đã có nhiều thay đổi tích cực. (Ảnh: Khải An)

Theo BQL KKT Vân Phong, tình hình phát triển của khu vực Nam Vân Phong hiện đã có nhiều thay đổi tích cực, rõ nét, phát triển phù hợp với qui hoạch đã được phê duyệt.

Tình hình thu hút đầu tư tiếp tục theo chiều hướng thuận lợi, hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp cảng biển của Khánh Hòa như qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Quản Khu Kinh tế Vân Phong cho biết, địa điểm mà nhà đầu tư nhắm tới được xác định phát triển công nghiệp gắn với cảng biển và lọc hóa dầu, một phần dành cho du lịch biển. Tại thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước đã quy hoạch cảng biển, có diện tích 300ha.

Trước đó, đã có dự án lọc hóa dầu nhưng hiện nay đã dừng. Còn tại khu vực phường Ninh Hải, hiện nay đã có gần 250ha đất sạch thuộc qui hoạch đất công nghiệp. Ưu điểm của khu vực này là tập trung rất nhiều dự án lớn, cảng biển có độ sâu tưởng cho các tàu tải trọng lớn.

Cho tư nhân lập lại qui hoạch KKT Vân Phong

Ngoài ra, để thu hút các dự án lớn, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành thông báo liên quan đến việc các nhà đầu tư tài trợ kinh phí lập qui hoạch xây dựng (qui hoạch chung, qui hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, qui hoạch chi tiết 1/500) thuộc KKT Vân Phong.

Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều dự án công nghiệp năng lượng tỉ USD - Ảnh 3.

Nhiều dự án du lịch tại khu vực Bắc Vân Phong triển khai chậm. (Ảnh: Khải An)

Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Quản lí KKT Vân Phong khẩn trương thực hiện trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đồ án điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng qui định của pháp luật.

Thống nhất việc xã hội hóa công tác lập qui hoạch xây dựng thuộc KKT Vân Phong trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có các qui định, hướng dẫn cụ thể của pháp luật về việc tiếp nhận kinh phí tài trợ của các nhà đầu tư cho công tác lập qui hoạch nên UBND tỉnh giao Sở Xây dựng nghiên cứu, tham mưu nội dung này.

Bên cạnh đó, giao Ban Quản lí KKT Vân Phong tổng hợp nội dung theo đề xuất của nhà đầu tư, phối hợp và thống nhất với Sở Xây dựng để cùng tham mưu hình thức tài trợ kinh phí lập Đồ án điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong báo cáo tham mưu UBND tỉnh.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tạm dừng triển khai lập Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (Đặc khu Bắc Vân Phong).

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa khẩn trương tổ chức việc lập qui hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các qui hoạch có liên quan và qui định của pháp luật.

Trước đó, hồi đầu tháng 6/2020, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đãlàm việc với Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Tại buổi làm việc, đại diện IPPG mong muốn đầu tư qui mô lớn vào các ngành trọng điểm tại khu vực Bắc Vân Phong (Khánh Hòa). Đồng thời cam kết sẽ thu hút 40 tỉ USD đầu tư vào Bắc Vân Phong.

Tập đoàn IPPG cũng kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho phép họ chi khoảng 68 tỉ đồng để thuê Tập đoàn KPMG (Hàn Quốc) thiết kế qui hoạch cho Bắc Vân Phong.

Khải An

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.