Không phải hàm lượng dinh dưỡng, đạo đức mới là yếu tố khiến người tiêu dùng ngày càng chuộng sữa thực vật
Sự tàn nhẫn của ngành sữa với bò
Các bộ phim tài liệu như Ăn động vật và các phương tiện truyền thông đang khiến mọi người ngày càng nhận ra rằng hình ảnh bình dị của những con bò sữa yên bình sống cuộc sống hạnh phúc trên những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, hiếm khi trở thành hiện thực.
Sự độc ác đối với động vật trong các nhà máy trang trại bao gồm các quá trình khủng khiếp như đóng đuôi, thụ thai liên tục và giam cầm trong nhà.
Ngoài ra, người ta còn nhắc đến việc những con bê đực bị giết để lấy thịt và những con bò cái làm việc quá sức thường bị giết thịt khi chúng khoảng 5 tuổi, chỉ bằng một phần tư tuổi thọ tự nhiên 20 năm của chúng. Đây là một mối lo ngại thực sự đối với những người ăn chay kiêng thịt, nhưng không kiêng sữa.
Các trường hợp lạm dụng bất hợp pháp cũng xuất hiện một cách định kì trong các bản tin, ví dụ gần đây nhất là nhà sản xuất sữa của bang Indiana.
Hàng loạt cảnh quay bí mật tại trang trại cho thấycác nhân viên ném, kéo và giẫm lên những con bò sống, cùng với những hành vi bạo lực khác.
Và thị trường đã phản ứng: thương hiệu sữa Fairlife do Fair Oaks cung cấp, đã được loại bỏ khỏi kệ hàng ở một số siêu thị trong vùng Trung Tây để đáp lại sự phẫn nộ của người tiêu dùng về những phát hiện của cuộc điều tra.
Hậu quả với môi trường
Thêm một lý do nữa khiến mọi người chuyển từ sữa sang sử dụng các sản phẩm thay thế từ thực vật. Đối mặt với biến đổi khí hậu, chúng ta không thể phớt lờ thực tế rằng tác động của nông nghiệp chăn nuôi gây ra một số vấn đề cho sự phát triển bền vững.
Hoạt động sản xuất thịt và sữa sử dụng 83% đất nông nghiệp của thế giới và tạo ra 60% lượng khí thải nhà kính trong nông nghiệp, trong khi chỉ cung cấp 18% lượng calo và 37% lượng protein mà con người tiêu thụ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Oxford đã kết luận vào năm ngoái rằng: "Chế độ ăn thuần chay có lẽ là cách tốt nhất để giảm tác động của bạn đến Trái đất, không chỉ là khí nhà kính, mà là axit hóa toàn cầu, phú dưỡng, sử dụng đất và sử dụng nước", như trưởng nhóm nghiên cứu Joseph Poore đã nói với tờ The Guardian.
Nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng các hoạt động sản xuất thịt và sữa bền vững nhất vẫn có tác động môi trường lớn hơn so với các hoạt động sản xuất rau và ngũ cốc kém bền vững nhất.
Vì vậy, do sự kết hợp của những yếu tố ấy, sữa bò đang gặp nhiều khó khăn – và đang phải cố gắng chống trả. Hiệp hội Nông dân sản xuất sữa Mỹ đã báo cáo doanh số giảm hơn 1 tỷ USD từ năm 2017 đến 2018.
Ngành công nghiệp sữa dường như đang hoảng loạn khi nhận thấy thực tế này, nếu chúng ta coi các chiến dịch quảng cáo mang tính hằn học của họ và nỗ lực cấm các sản phẩm thay thế sữa gọi sản phẩm của họ là “sữa” và “bơ” là những biểu hiện.