Không dễ làm ăn với tổng thầu EPC Trung Quốc
Nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện một dự án đường sắt ở châu Phi ảnh: Advisian
Khi Công ty Xidian Holdings của Trung Quốc cùng một tập đoàn Singapore ký thỏa thuận đầu tư 500 triệu USD xây dựng một dự án điện gió và điện mặt trời ở Philippines, câu hỏi đặt ra là liệu dự án sẽ đi kèm điều kiện một công ty Trung Quốc khác tới nhận thầu EPC?
Tạp chí Asian Power nói các công ty EPC Trung Quốc đang dần thống trị thị trường năng lượng tái tạo ở châu Á với những lời hứa hẹn giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Nhưng một số chuyên gia cảnh báo về nguy cơ hậu quả tồi tệ cũng cao hơn bình thường nếu các bên ký hợp đồng với các tổng thầu EPC Trung Quốc không hiểu rõ hệ thống vận hành đặc trưng của công ty Trung Quốc.
“Không nghi ngờ gì nữa, họ có thể đưa ra cơ hội giảm chi phí đầu tư, chất lượng công trình vẫn đảm bảo, đòi hỏi tài chính rất hấp dẫn”, Simon Parker, CEO của Công ty DP CleanTech, Trung Quốc, nói. “Nhưng các nguy cơ là rất cao và làm việc với nhà thầu EPC Trung Quốc đòi hỏi sự chuẩn bị, công tác lên kế hoạch rất tỉ mỉ, chi tiết”.
Ông Parker cho rằng, giám đốc các dự án đã quyết định chọn một công ty EPC Trung Quốc làm đối tác cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian giám sát và tham gia vào những giai đoạn đầu của dự án. Việc này giúp phát hiện và xử lý các khác biệt trong phương pháp tiếp cận, xử lý mà tổng thầu EPC Trung Quốc có thể áp dụng trong quá trình thực hiện dự án.
“Mặc dù giá chào thầu họ đưa ra rất hấp dẫn, ngăn chặn thiệt hại có thể nhanh chóng trở thành nhiệm vụ chính bao trùm (thay vì hoàn tất đầu tư) đối với chủ dự án”, ông Parker nói.
Các hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc cũng thường dành rất ít dư địa cho hỗ trợ hậu mãi và vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu chủ đầu tư không hiểu vấn đề ngay từ đầu.
Chuyên gia Adam Boughton thuộc Công ty tư vấn xây dựng Advisian (Úc) cho rằng, không thể phủ nhận là nhiều công ty Trung Quốc rất có năng lực và “có thể giỏi mọi thứ”. Việc này đã và đang được chứng minh trong các dự án thuộc sáng kiến phát triển hạ tầng Vành đai, con đường ở châu Phi.
Tuy nhiên, khoảng 30% các dự án dưới 1 tỷ USD không đạt được kết quả như mong muốn và tỷ lệ này tăng lên 50% với các dự án trên 1 tỷ USD. Tỷ lệ thất bại thậm chí còn cao hơn tại các thị trường mới nổi.
Ông Boughton nói, có khá nhiều tiện ích khi sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc và điều rõ nhất là vấn đề giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa giảm thiểu nguy cơ chỉ có thể thực hiện được khi chủ dự án bổ sung phương cách quản lý, từ quản lý dự án, quản lý xây dựng, bảo hiểm chất lượng và kiểm soát nguồn tài nguyên.
“Một điều quan trọng cần nhận thức rõ là trong khi chi phí tổng thể của dự án khi sử dụng tổng thầu EPC Trung Quốc có vẻ thấp hơn là các chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình thực thi dự án và quá trình vận hành của cả đời dự án”, ông Boughton nói trên trang web của Advisian.
Theo ông, muốn làm ăn với một tổng thầu EPC Trung Quốc, chủ dự án phải phát triển khung quản lý ngay từ giai đoạn đầu của dự án để đảm bảo xử lý được vấn đề chủ chốt trong các giai đoạn của dự án.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/