|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Không để bị động trong xuất khẩu và tiêu thụ vải thiều

21:27 | 26/04/2020
Chia sẻ
Diễn biến phức tạp dịch COVID-19, thị trường nội địa khoảng 100 triệu dân nếu được khai thác tốt thì vải thiều Bắc Giang không phải lo lắng đầu ra.

“Xúc tiến thương mại tiêu thụ cho gần 200.000 tấn vải thiều niên vụ 2020, không để bị động trong xuất khẩu và tiêu thụ vải cho nông dân và tập trung tái đàn chăn nuôi lợn” - là đề nghị của Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bắc Giang.

Kiểm tra tình hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGap tại huyện Tân Yên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho thấy, vải thiều đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ cao, chất lượng vải thiều khá tốt. 

Tỉnh Bắc Giang hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên. 

Vải sớm thu hoạch từ ngày 20/5 đến ngày 5/6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6. Diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 28.100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 160.000 tấn. 

Trong đó, vải chín sớm sản lượng khoảng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 115.000 tấn.

Không để bị động trong xuất khẩu và tiêu thụ vải thiều - Ảnh 1.

Thị trường nội địa khoảng 100 triệu dân nếu được khai thác tốt thì vải thiều Bắc Giang không phải lo lắng đầu ra.

Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. 

Về tiêu thụ vải thiều phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều.

Trong bối cảnh dịch Covid 19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.

“Đối với kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn nhất là không xuất khẩu được. 

Trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19 đó là đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 cái kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm. 

Thị trường trong nước với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra” - ông Dương Văn Thái nói.

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đánh giá cao nỗ lực của địa phương đã chủ động công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều cho nhân dân. 

Chỉ trong thời gian ngắn, tốc độ tái đàn lợn của Bắc Giang đã tăng lên nhanh chóng đạt 910.000 con, tăng khoảng 279.000 con. 

Bộ trưởng lưu ý, Bắc Giang tiếp tục duy trì tốc độ tăng đàn, tái đàn để không những khôi phục tổng đàn chăn nuôi mà còn góp phần bổ sung nhu cầu thực phẩm thịt lợn cho Hà Nội và các địa phương lân cận để bình ổn giá lợn trên thị trường.

Liên quan đến tiêu thụ vải thiều, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp không để bị động trong xuất khẩu và tiêu thụ vải thiều.

“Những tháng đầu năm nền nhiệt độ ấm hơn, diễn biến thời tiết bất thuận, liên tục có những trận mưa, khoảng 3 tuần nữa là thời điểm thu hoạch vải thiều cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc tốt cho vải để đảm bảo chất lượng. 

Năm nay tác động bao trùm là dịch Covid-19 do đó sẽ bị gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường chúng ta xuất khẩu, vì vậy nếu không chuẩn bị không tốt sẽ bị gián đoạn nguồn cung. 

Bộ nông nghiệp đã chủ động làm việc với các tỉnh, thành phố về tiêu thụ nông sản, đặc biệt tỉnh Bắc Giang – địa phương chiếm đến 50 % tổng sản lượng vải cả nước chuẩn bị giải pháp tích cực, phấn đấu năm nay tiếp tục là một năm “vải được mùa, được giá” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cương nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Long

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.