|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự kiến tháng 5 sẽ xuất khẩu lô vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản​

16:25 | 26/04/2020
Chia sẻ
Ngày 26/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra tình hình sản xuất quả vải, việc chuẩn bị cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Dự kiến tháng 5 sẽ xuất khẩu lô vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản - Ảnh 1.

Thu hoạch vải thiều tại hộ nông dân Nguyễn Văn Quân, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: TTXVN

Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra tình hình sản xuất quả vải, công tác chuẩn bị cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Chuẩn bị cho quả vải thiều tươi đầu tiên cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn cho biết, hiện các cơ quan chuyên môn thường xuyên chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các vùng trồng đảm bảo quy trình, kế hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp lắp đặt hoàn thiện dây chuyền sơ chế, xông hơi khử trùng, đóng gói… theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Dự kiến lô hàng xuất khẩu đầu tiên để chào hàng sẽ được thực hiện vào cuối tháng 5/2020.

Bên cạnh đó, với thị trường Trung Quốc, tỉnh tiếp tục duy trì 149 mã số vùng trồng với gần 15.900 ha, chiếm trên 56% tổng diện tích, chiếm 60% tổng sản lượng.

Có 288 cơ sở được Trung Quốc cấp mã đóng gói đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường này. Tỉnh cũng duy trì 18 mã số vùng trồng với sản lượng trên 1.500 tấn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, EU…

Từ bài học kinh nghiệm của các năm trước, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết thêm, tỉnh tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đối với thị trường truyền thống, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, tập đoàn, nhà phân phối để ký kết hợp đồng sớm với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, trang trại thu mua, tiêu thụ vải.

Riêng với thị trường Nhật Bản, đến thời điểm này, Bắc Giang đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Trước diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp, Bắc Giang đã đưa ra 3 kịch bản cho xuất khẩu quả vải. Kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu được sang tất cả các thị trường; kịch bản thứ hai là xuất khẩu có khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được; kịch bản thứ ba trong bối cảnh khó khăn nhất là không xuất khẩu được, khi đó chỉ là thị trường nội địa trong nước, ông Dương Văn Thái cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vụ vải năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là diễn biến thời tiết bất thuận có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch COVID-19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.

Bộ trưởng đánh giá cao về cơ cấu mùa vụ vải của Bắc Giang với 30% diện tích vải vụ sớm cùng với 3 kịch bản cho sản xuất, xuất khẩu, tuy nhiên tỉnh cần tiếp tục rà soát kỹ hơn các kịch bản.

Bắc Giang cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật để đảm bảo năm nay tiếp tục có vụ vải được mùa, được giá.

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 hai, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng  ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.

Về đàn lợn, tỉnh Bắc Giang hiện đang có 900.000 con, tăng trên 279.000 con, đạt 81,5% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh. Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh đã chủ động tái đàn.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn các địa phương tái đàn hợp lý, thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; đặc biệt là việc nhân giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có chính sách ưu tiên tín dụng, ngân hàng có chính sách tín dụng ưu tiên cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, tỉnh Bắc Giang có tốc độ tái đàn tốt, dự kiến đến quý III/2020 tỉnh sẽ có đàn lợn đạt như trước dịch.

Nhưng tỉnh đang mất cân đối về cơ cấu trong sản xuất, đó là tình trạng tái đàn đang tập trung ở các doanh nghiệp lớn do họ giữ lại con giống, còn các trang trại, hộ nuôi tái đàn thiếu con giống, giá con giống cao.

Tỉnh cần có chính sách, cơ chế để điều chỉnh cơ cấu này và có thêm các chính sách hỗ trợ cho nông dân, trang trại tái đàn lợn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Hồng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.