|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Không để bài học Uber, Grab tái diễn trong ngành hàng không

22:22 | 18/05/2018
Chia sẻ
Cạnh tranh về giá trong lĩnh vực hàng không nếu khốc liệt sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ rơi vào thua lỗ, triệt tiêu lẫn nhau và khó tránh khỏi nguy cơ để lại hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế. Bài học về Uber, Grab không thể để tái diễn trong ngành hàng không thời gian tới.

Cạnh tranh về giá trong lĩnh vực hàng không nếu khốc liệt sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ rơi vào thua lỗ, triệt tiêu lẫn nhau và khó tránh khỏi nguy cơ để lại hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế. Bài học về Uber, Grab không thể để tái diễn trong ngành hàng không thời gian tới.

khong de bai hoc uber grab tai dien trong nganh hang khong

Tại tọa đàm “Nhận diện cơ hội và thách thức trong thị trường vận tải hàng không” diễn ra vào ngày 18/5, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong giai đoạn 2010- 2016, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng cao, khoảng 17% về hành khách, 12,2% về hàng hóa.

Năm 2016, tổng sản lượng hành khách và hàng hóa thông qua cảnh hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 80,8 triệu hành khách. Nhưng đến năm 2017, tổng hành khách đã là 90 triệu, tăng 1,6% so với năm 2016 và tổng hàng hóa tăng 23,8% so với năm 2016. Và dự báo đến 2020, tổng lượng hành khách sẽ đặt được 127,8 triệu hành khách và tổng lượng hàng hóa đạt 21%.

khong de bai hoc uber grab tai dien trong nganh hang khong

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng ngành hàng không sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

Từ những con số trên, ông Thọ cho rằng, ngành hàng không đang hội tụ đầy đủ những mặt thuận lợi từ chính trị, an ninh quốc phòng đến dân sô, xã hội kinh tế vĩ mô, vi mô…và chính sách hội nhập kinh tế. Vì thế, thời gian tới ngành hàng không có thế tiếp tục phát triển nóng.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong giai đoạn 2013 – 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Nếu xét ở tầm nhìn đến năm 2035 thì thị trường hàng không của Việt Nam được đánh giá nằm trong nhóm 5 thị trường có lượng khách tăng trưởng cao nhất thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường hàng không đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ ngành du lịch, thương mại và đầu tư toàn cầu những năm qua.

Giá rẻ, giá đắt phải công bằng

Tuy nhiên, sự xuất hiện của hàng không giá rẻ, đã khiến cho ngành hàng không đang trở thành mảnh đất đầy màu mỡ nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang diễn ra khốc liệt.

Theo ông Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, sự ra đời của hàng không giá rẻ là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ phát triển của ngành hàng không bùng nổ trong thời gian qua. Song đi kèm với đó là sự phá vỡ toàn bộ dự báo quá tải các sân bay, đặc biệt là ở sân bay Tân Sơn Nhất.

“Ở Đức, hàng không giá rẻ có sân ga, đường lên xuống và đường băng khác với sân bay quốc tế và không được chung với sân bay thương mại, Còn ở nước ta, giá rẻ, giá đắt, thương mại… cùng hạ cánh một chỗ, cùng dùng chung một cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo ra sự quá tải và không công bằng. Hành khách trả giá đắt cũng chịu cảnh chen chúc như người đi giá rẻ”, ông Lịch cho hay.

khong de bai hoc uber grab tai dien trong nganh hang khong

Theo ông Lịch, trong lĩnh vực hàng không, giá rẻ, giá đắt cần phải cạnh tranh công bằng.

Theo ông Lịch chính sách phát triển hàng không giá rẻ phải là tổng hòa của một chính sách quốc gia bao gồm từ quản lý, đầu tư hạ tầng, tới sân bay, bến cảng chứ không nên là tự phát. Vì thế, nếu phát triển hàng không giá rẻ mà không có sự quy hoach tổng thể, sẽ dễ phá vỡ cấu trúc của không chỉ ngành này mà còn liên quan đến nhiều ngành khác, đồng thời khiến sự cạnh tranh không lành mạnh bùng phát.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, cạnh tranh theo nghĩa thông thường sẽ tạo ra động lực rất lớn cho sự phát triển của ngành và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, việc đầu tiên cần phải thực hiện là tạo ra một khuôn khổ pháp luật công bằng, minh bạch, đảm bảo cho các đối thủ tham gia vào thị trường đều hoạt động hiệu quả.

Dẫn chứng từ câu chuyện cạnh tranh về giá khi Uber và Grap vào thị trường, số lượng xe tăng vọt, các hãng taxi truyền thống liên tục kêu lỗ, sau đó xảy ra tình trạng mâu thuẫn kiện cáo, trong khi cơ quan chức năng cũng chưa biết xử lý thế nào. Do đó, trong vấn đề này, cơ quan quản lý cần phải tạo ra một sân chơi bình đẳng, phải có tiêu chuẩn, quy tắc, và các hoạt động giám sát để tránh lặp lại “vết xe đổ” của vận tải đường bộ.

Còn theo GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, đối với lĩnh vực hàng không, cạnh tranh phải là kinh doanh có điều kiện, và một trong những điều kiện quan trọng của ngành này là đặt sinh mạng hành khách lên hàng đầu. Bên cạnh đó, phải có quy định hạn chế phá giá.

Ông Đạt cho rằng Nhà nước cần đưa ra những quy định xem năng lực, điều kiện của các hãng hàng không và các dự báo thông tin thị trường để có quy hoạch phát triển phù hợp, tránh tình trạng phát triển nóng dẫn đến hệ lụy cạnh tranh không công bằng, như trong lĩnh vực vận tải đường bộ xảy ra trong thời gian vừa qua.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Dương Hưng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.