|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Không chỉ có nhà đầu tư Châu Á, thị trường BĐS Việt Nam còn 'hút' nhiều quỹ ngoại toàn cầu

15:22 | 20/05/2019
Chia sẻ
Theo đại diện Savills, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT nước ngoài, khách hàng chủ yếu đến từ các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, ngoài ra còn có cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu và các quỹ đầu tư toàn cầu...

Tổng sản lượng GDP toàn cầu bằng chưa đến 30% giá trị BĐS

Trong báo cáo mới đây, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội khẳng định: nếu NĐT cần tìm một kênh đầu tư an toàn thì bất động sản (BĐS) là một lựa chọn phù hợp. BĐS nhìn chung là kênh dự trữ tài sản lớn nhất với giá trị gấp 3,5 lần tổng sản lượng GDP toàn cầu.

Không chỉ có nhà đầu tư Châu Á, thị trường BĐS Việt Nam còn hút nhiều quỹ ngoại toàn cầu - Ảnh 1.

Theo Savills Impacts 2018, tổng giá trị BĐS trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2017 có giá trị 280.600 tỉ USD, khoảng 78% giá trị đến từ BĐS nhà ở. Trong khi tổng giá trị của tất cả số vàng trên thế giới chỉ khoảng 7.700 tỉ USD và tổng sản lượng GDP toàn cầu khoảng 78.300 tỉ USD, bằng chưa đến 30% giá trị BĐS.

Chứng khoán và vàng tăng giá trị nhanh hơn BĐS, nhưng sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi đồng nghĩa với giá trị vốn tăng, và BĐS được coi là một kênh đầu tư dự trữ vốn an toàn, ông Matthew Powell nhận định.

Không chỉ có nhà đầu tư Châu Á, thị trường BĐS Việt Nam còn hút nhiều quỹ ngoại toàn cầu - Ảnh 2.

Nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào thị trường BĐS sẽ dự trữ được tài sản, tăng giá trị vốn và lợi nhuận đến từ thu nhập. Trong bối cảnh lợi suất của các tài sản thu nhập cố định đã và đang giảm, NĐT ngày càng quan tâm hơn đến thu nhập và tiềm năng tăng giá thuê của các dự án BĐS.

Vì sao các NĐT BĐS ồ ạt 'đổ bộ' vào Việt Nam?

Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá, Việt Nam đang là một trong những điểm nóng BĐS trong khu vực năm 2019. Tiềm năng khổng lồ đến từ triển vọng kinh tế vĩ mô và sự đầu tư không ngừng vào cơ sở hạ tầng, thị trường đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều phân khúc BĐS khác nhau.

Cụ thể, thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tốc độ đô thị hóa và lợi suất cho thuê cao nhất trong khu vực.

Trong khi, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội & TP HCM vẫn là một trong những phân khúc BĐS thu hút nhất trong khu vực. Với công suất cho thuế cao kỷ lục, nguồn cung mới hạn chế và nhu cầu thuê lớn đã làm nên mức tăng trưởng hấp dẫn của giá thuê.

Thị trường nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi do tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như sự tăng trưởng về số lượng đường bay thẳng quốc tế.

Còn BĐS công nghiệp đang được thúc đẩy nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành sản xuất, cơ sở hạ tầng cải thiện, cùng với triển vọng cạnh tranh khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là một trong những phân khúc có hoạt động M&A sôi động trong năm 2019.

Đại diện Savills thông tin, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT nước ngoài, khách hàng chủ yếu đến từ các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, ngoài ra còn có cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu và các quỹ đầu tư toàn cầu... Trong đó, các quỹ đầu tư không nhắm tới mục đích phát triển dự án mà thường mua các BĐS đã đi vào vận hành và có thu nhập, ví dụ như văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các khách sạn 4 – 5 sao.

Yếu tố minh bạch đang tạo rào cản cho thị trường BĐS

Ông Matthew Powell cho hay, nhu cầu đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam rất lớn, nhưng số lượng giao dịch lại hạn chế trong năm 2018 và 2019 bởi số dự án được NĐT chào bán rất ít. 

Không những thế, quỹ đất hạn chế, đặc biệt là tại những vị trí đắc địa nơi trung tâm đô thị, khiến việc đầu tư phát triển các dự án BĐS hạng sang trở nên khó khăn hơn. Quy trình và thủ tục phát triển dự án (từ thu hồi, đền bù đất đến cấp phép và đấu thầu) thường phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các NĐT nước ngoài. Thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư muốn gia nhập thị trường nhưng không thể tiếp cận được đất tại những vị trí đẹp.

Đặc biệt, một trong những rào cản lớn nhất của việc tham gia thị trường hiện nay là việc minh bạch thông tin để giảm thiểu rủi ro đầu tư BĐS tại Việt Nam. Mục tiêu của các NĐT nước ngoài là tìm kiếm các dự án có thể nhanh chóng được phát triển và hoàn thiện để đi vào vận hành, vì vậy họ sẽ tìm đến các dự án thông tin rõ ràng, có thể dễ so sánh giữa Việt Nam và các quốc gia khác như Indonesia, Singapore, Hong Kong.

Trong khi đó, các NĐT trong nước cũng đang chịu áp lực cạnh tranh từ NĐT nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và các mô hình sản phẩm mới đang gia nhập thị trường.

N. Lê

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.