Khối tự doanh CTCK gom 28 mã VN30 sau phiên bán ròng kỉ lục, liên tiếp xả MWG trước thông tin ESOP giá 10.000 đồng/cp
Khối tự doanh trở lại mua ròng sau phiên bán kỉ lục. Ảnh: Phan Quân
Khối tự doanh CTCK trở lại mua ròng 28/30 mã nhóm VN30
Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những phiên giảm sâu từ giữa tháng 11. Thống kê trong 12 phiên giao dịch (7 – 22/11), VN-Index mất đến 57,21 điểm từ mức cao nhất 1.028,45 điểm ngày 7/11. Cú lao dốc trong ngắn hạn này xóa tan chuỗi tăng điểm của VN-Index trong 6 tháng liên tiếp.
Một trong những yếu tố tác động mạnh đến thị trường đó là động thái bán ròng đến từ khối tự doanh của công ty chứng khoán. Cụ thể, khối này bán ròng 773 tỉ đồng nhóm VN30 với khối lượng hơn 20 triệu đơn vị trong ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 21/11. Với giao dịch bất ngờ với giá trị bán ra hàng trăm tỉ đồng trong phiên ATC khiến không ít nhà đầu tư nghi ngờ xuất hiện hành vi thao túng trên thi trường.
Cũng từ sau phiên bán ròng kỉ lục ngày 21/11, hoạt động giao dịch của khối tự doanh trở thành tâm điểm của giới đầu tư.
Theo thống kê, trong phiên giao dịch 22 - 27/11, khối tự doanh trở lại mua ròng nhóm VN30, ghi nhận 4 phiên "gom hàng" liên tiếp. Tổng giá trị mua ròng đạt 272,3 tỉ đồng với khối lượng gần 8,6 triệu đơn vị. Trong đó, giá trị mua ròng tại một số cổ phiếu ở mức cao hơn so với phiên bán ra 21/11 như TCB và FPT.
Xét trên giao dịch cụ thể, cổ phiếu TCB của Techcombank dẫn đầu nhóm VN30 với 84,5 tỉ đồng tương ứng khối lượng hơn 3,6 triệu đơn vị. Theo đó, khối tự doanh đã mua ròng cổ phiếu TCB trong 4 phiên liên tiếp, tập trung vào phiên 27/11 với giá trị 70,3 tỉ đồng. Phiên 21/11, cổ phiếu TCB bị bán ròng 71,3 tỉ đồng, xếp thứ hai trong nhóm VN30 sau MWG.
Theo sau đó, cổ phiếu FPT cũng được mua ròng liên tục trong 4 phiên với giá trị 23,3 tỉ đồng, tương ứng khối lượng 411.020 đơn vị, cao hơn so với giá trị bán ròng 14,3 tỉ đồng ngày 21/11.
Cổ phiếu ngân hàng khác được khối tự doanh liên tục mua ròng trong 4 phiên gần đây là MBB của MBBank với tổng giá trị 21,5 tỉ đồng, tương ứng khối lượng 948.210 đơn vị.
Một số cổ phiếu nhóm ngân hàng được gom sau khi phiên bán mạnh 21/11 như VCB (16,41 tỉ đồng), VPB (12,43 tỉ đồng), STB (7,09 tỉ đồng), HDB (6,92 tỉ đồng), CTG (3,32 tỉ đồng), BID (2,48 tỉ đồng) và EIB (0,83 tỉ đồng). Tuy nhiên, khối lượng mua vào này vẫn đang thấp hơn đáng kê so với giá trị bán ròng ngày 21/11.
Với "họ Vingroup", mã VIC dẫn đầu về tổng giá trị mua ròng trong 4 phiên gần đây với 18,42 tỉ đồng, VHM (4,5 tỉ đồng), VRE (3,6 tỉ đồng). Trước đó, ba mã này bị bán ròng với giá trị lần lượt 63,6 tỉ đồng, 39 tỉ đồng và 20,7 tỉ đồng phiên thứ Năm tuần trước.
Hoạt động mua ròng của nhóm tự doanh trong 4 phiên gần đây còn diễn ra trên các mã trụ như VNM (18,75 tỉ đồng), MSN (14,2 tỉ đồng), SAB (5,31 tỉ đồng), GAS (2,91 tỉ đồng), BVH ( 1,58 tỉ đồng).
Ngoài ra, các mã nhóm VN30 được mua ròng với giá trị dưới 10 tỉ đồng còn có HPG, NVL, SSI, PNJ, DPM, GMD, ROS, SBT, CTD.
Khối tự doanh liên tục xả cổ phiếu MWG của Thế giới Di động
Ở chiều ngược lại, khối tự doanh của công ty chứng khoán bán ra REE và MWG. Cụ thể, khối tự doanh đã bán ròng MWG liên tục trong 4 phiên gần đây với giá trị 12,5 tỉ đồng. Đây là cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng cao nhất trong nhóm VN30 với giá trị bán ròng 74,5 tỉ đồng phiên 21/11.
Cổ phiếu REE bị bán ròng 4,05 tỉ đồng phiên 22 - 27/11 với khối lượng 112.350 đơn vị.
Việc khối tự doanh bán ròng cổ phiếu MWG diễn ra khi thị trường xuất hiện thông tin không mấy tích tích liên quan đến phát hành ESOP với giá 10.000 đồng/cp của Thế giới Di động.
Theo đó, ngày 27/11, Thế giới Di độngthông qua nghị quyết về phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ quản lí chủ chốt của công ty và các công ty con (ESOP). Công ty dự kiến phát hành 10.624.558 cổ phiếu, tương đương 2,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Trong đó, số phát hành mới là gần 9,77 triệu đơn vị, còn lại hơn 856.000 đơn vị là số cổ phiếu quĩ tại thời điểm hiện tại. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp.
Thời gian thực hiện dự kiến là tháng 12/2019 và tháng 1/2020, ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 4 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/