|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại và tự doanh CTCK xả gần 350 tỉ đồng phiên thị trường hồi phục, tập trung giao dịch bluechip

18:53 | 04/02/2020
Chia sẻ
Thống kê giao dịch trong phiên 4/2, khối ngoại và bộ phận tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng sau khi đồng thời mua vào trong phiên hôm qua (3/2).

NĐT nước ngoài xả 233 tỉ đồng phiên hồi phục, CTG lọt top mua ròng

Thị trường chứng khoán 4/2 đảo chiều tăng điểm cuối phiên nhờ lực mua tăng dần tại nhóm VN30. Kết phiên, VN-Index tăng 0,95 điểm (0,1%) lên 929,09 điểm; HNX-Index tăng 1,24% lên 102,57 điểm; UPCoM-Index tăng 0,66% lên 54,74 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 239 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.431 tỉ đồng.

Thống kê giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE, NĐT nước ngoài bán ròng 212 tỉ đồng với khối lượng 10,7 triệu đơn vị. Dòng tiền rút khỏi cổ phiếu 233 tỉ đồng trong khi tìm đến chứng chỉ quĩ ETF nội gần 21 tỉ đồng.

NĐT nước ngoài  - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 cổ phiếu bị bán ròng trong phiên, khối ngoại tập trung áp lực lên mã VIC (59,47 tỉ đồng) và VNM (53,25 tỉ đồng). Theo sau đó, NĐT nước ngoài bán ròng cổ phiếu DXG và POW lần lượt 22,59 tỉ đồng và 21,19 tỉ đồng.

Các cổ phiếu còn lại trong top bán ròng ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng gồm STB (13,6 tỉ đồng), HSG (12,14 tỉ đồng), HVN (12 tỉ đồng), BID (11,05 tỉ đồng) và LDG (10,48 tỉ đồng). Duy nhất mã NVL bị khối này bán ròng 7,94 tỉ đồng.

Đóng cửa phiên 4/2, ngoại trừ BID tăng giá và VIC đứng giá tham chiếu, các cổ phiếu bị bán ròng còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

NĐT nước ngoài  - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 mã ghi nhận giá trị mua ròng, khối ngoại chủ yếu gom chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (20,34 tỉ đồng), kế đến là HDB (19,1 tỉ đồng), CTG (13,11 tỉ đồng) và VJC (10,23 tỉ đồng).

Đáng chú ý, cổ phiếu CTG đóng cửa tại giá trần 26.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đột biến 14,8 triệu đơn vị, cao kỉ lục trong một năm trở lại đây.

Cùng chiều mua ròng, dòng vốn ngoại tìm đến mã VCB (8,96 tỉ đồng), NT2 (6,76 tỉ đồng) và VHM (6,38 tỉ đồng), cuối cùng là MSN, ROS và DGW.

Ngoại trừ ROS giảm giá và MSN đứng giá tham chiếu, các cổ phiếu khác được khối ngoại mua ròng đều tăng giá trong phiên hôm nay.

Trên sàn HNX, khối  ngoại tiếp tục bán ròng 25 tỉ đồng cùng khối lượng 2,1 triệu cổ phiếu. Theo đó, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất mã PVS (10,9 tỉ đồng). 

Ghi nhận các mã bị bán ra với giá trị dưới 10 tỉ đồng có cổ phiếu TNG (3,8 tỉ đồng), SHB (3,7 tỉ đồng), NDN (3 tỉ đồng) Ngoài ra còn có SHS ghi nhận giá trị bán ròng (2 tỉ đồng) và VTP (1,7 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, khối ngoại mua ròng một số cổ phiếu với giá trị dưới 500 triệu đồng như WCS (387 triệu đồng), AMV (272 triệu đồng) và TIG (170 triệu đồng).

Duy nhất tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 4,2 tỉ đồng với khối lượng 163.140 đơn vị. Tại phía bán ròng, hai mã với giá trị lớn nhất gồm QNS (4,8 tỉ đồng) và VEA (2,4 tỉ đồng). Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài còn mua ròng VTP (516 triệu đồng), LPB (514 triệu đồng).

Ngược lại, chịu áp lực xả từ khối ngoại có cổ phiếu CTR (3,12 tỉ đồng), tiếp đến là một số mã có giá trị dưới 1 tỉ đồng như MPC, VGT, SAS.

Cùng chiều khối ngoại, bộ phận tự doanh bán ròng 113 tỉ đồng

Về phía giao dịch bộ phận tự doanh, giá trị bán ròng trong phiên đạt 112,6 tỉ đồng với khối lượng 3,9 triệu đơn vị. Như vậy, khối tự doanh CTCK đã đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua vào liên tiếp.  

NĐT nước ngoài  - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Trong đó, cổ phiếu dẫn đầu chiều bán ra là MBB với giá trị 43,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh gây áp lực lên chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (26,8 tỉ đồng), cổ phiếu VNM (20,5 tỉ đồng), VIC (16,9 tỉ đồng) và HPG (14,7 tỉ đồng).

Cùng chiều bán ra, cổ phiếu VPB ghi nhận giá trị 14,5 tỉ đồng, theo sau là FPT (12,8 tỉ đồng), MWG (12,6 tỉ đồng). Mặt khác, khối này cũng bán ra TCB và VCB lần lượt 8,3 tỉ đồng và 8 tỉ đồng.

Ở chiều ngược lại, bộ phận tự doanh tập trung mua vào mã MWG (23,76 tỉ đồng) và MBB (22,3 tỉ đồng). Cùng đạt giá trị từ trên 10 tỉ đồng, hai mã GEX và FPT lần lượt được khối tự doanh mua vào 18,9 tỉ đồng và 10 tỉ đồng.

Ngoài ra, dòng vốn tự doanh tìm đến cổ phiếu HPG (8,6 tỉ đồng), tiếp đến có chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (6,4 tỉ đồng), VNM (6,3 tỉ đồng). Một số mã lọt top mua vào còn có VCB, CTG và DIG.

Ánh Hường

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.