|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 520 tỷ đồng phiên đầu tuần

16:44 | 27/05/2024
Chia sẻ
Trong phiên hồi phục hôm nay, NĐT nước ngoài duy trì bán ròng gần 520 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng gần 532 tỷ đồng với khối lượng gần 16,6 triệu đơn vị.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes là tâm điểm xả ròng của khối ngoại với quy mô gần 532 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong Top bán ròng là VIC với gần 113,1 tỷ đồng. Cùng chiều, HPG và VNM bị rút ròng lần lượt 81,1 tỷ đồng và 79,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng rút ròng các mã FPT (75,9 tỷ đồng), HAG (55,6 tỷ đồng), VRE (55 tỷ đồng), VPB (43,1 tỷ đồng), SSI (42,3 tỷ đồng) và VCB (42 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều mua, cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long tiếp tục dẫn đầu với giá trị gom ròng 62,3 tỷ đồng. Theo sau, HCM mua ròng gần 48,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực cầu còn được ghi nhận ở DBC, PDR, NVL, DGC, SIP, FUEVFVND, HVN và MBB với giá trị dưới 50 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 20,4 tỷ đồng nhưng bán ròng với khối lượng 192.040 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu GKM của GKM Holdings dẫn đầu bên mua với giá trị gần 25,5 tỷ đồng. Theo sau là IDC (6,7 tỷ đồng), MBS (4,6 tỷ đồng), VGS (1,5 tỷ đồng), PLC (1,4 tỷ đồng), …

Ở phía ngược lại, nhà đầu tư ngoại bán ròng chủ yếu 10,2 tỷ đồng cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO. Đứng thứ hai là HUT với quy mô hơn 4,8 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã bị rút ròng còn có TVC (1,2 tỷ đồng), PVS (1,1 tỷ đồng), IDJ (1,1 tỷ đồng), L14 (0,7 tỷ đồng), …

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại duy trì bán ròng gần 7,7 tỷ đồng với khối lượng 860.430 cổ phiếu.

Cụ thể, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP với giá trị gần 13,4 tỷ đồng. Cùng chiều, CLX cũng bị rút ròng gần 4,5 tỷ đồng. NĐT nước ngoài cũng rút ròng ACV, QNS, TV6, MML, … với giá trị thấp hơn.

Chiều ngược lại, khối ngoại gom ròng gần 20,2 tỷ đồng ở cổ phiếu MCH của Hàng tiêu dùng Masan. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như GHC, ABI, MPC, MSR, … với quy mô dưới 1 tỷ đồng.

Linh Chi

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc cao kỷ lục, đà phục hồi ngành thép trong nước vẫn chưa chắc chắn
Với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sức ép từ thép Trung Quốc.