|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 825 tỷ đồng trước kỳ nghỉ lễ 2/9, tập trung xả cổ phiếu thép

07:46 | 02/09/2024
Chia sẻ
Thanh khoản tuần cuối tháng 8 ở mức thấp cho thấy tâm lý thận trọng tiếp tục chi phối nhà đầu tư trước thềm nghỉ lễ 2/9 kéo dài. Trong bối cảnh thị trường chung diễn biến lình xình, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 825 tỷ đồng trên toàn thị trường.

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch 26 - 30/8 tại mốc 1.283,87, giảm 1,45 điểm, tương đương 0,11% so với cuối tuần trước, với thanh khoản hụt nhẹ.

Tâm lý giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ dài của nhà đầu tư cũng khiến thanh khoản trên toàn thị trường duy trì mức thấp. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần đạt 17.264 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 15.532 tỷ đồng, giảm 12% so với tuần trước và 5,2% so với trung bình 5 tuần gần đây.

Tương tự như tuần trước, thị trường có duy nhất phiên giảm điểm nhưng lực mua chủ động kém đi và bán chủ động trội hơn khiến VN-Index đóng tuần này giảm nhẹ (ngược lại với mức tăng điểm tương đối của tuần trước đó).

Thống kê cho thấy các cổ phiếu lớn giao dịch phân hóa trước kỳ nghỉ lễ. Bên chiều tăng điểm, đứng đầu là VIC với mức tăng gần 6,4% đã giúp VN-Index có thêm gần 2,68 điểm. Cùng chiều, giao dịch khởi sắc của một cổ phiếu "họ Vin" khác là VHM cũng đóng góp 1,91 điểm cho chỉ số chính sàn HOSE. Bên chiều giảm điểm, giao dịch kém sắc của BID đã lấy đi 2,2 điểm của VN-Index.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong bối cảnh thị trường chung diễn biến lình xình, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 825 tỷ đồng trên toàn thị trường. 

Cụ thể, NĐT nước ngoài duy trì bán ròng gần 796 tỷ đồng trên HOSE với khối lượng hơn 80,1 triệu cổ phiếu. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 589 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bị xả ròng mạnh nhất với giá trị gần 755 tỷ đồng. Một cổ phiếu ngành thép khác cũng có mặt trong Top bán ròng là HSG với 163 tỷ đồng.

Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là cổ phiếu VPB với 299 tỷ đồng. Cùng chiều, danh mục các mã bị NĐT nước ngoài bán ròng mạnh còn có VRE (168 tỷ đồng), TLG (148 tỷ đồng), VHM (134 tỷ đồng), HDB (121 tỷ đồng), PVD (106 tỷ đồng), BID (85 tỷ đồng), VCI (84 tỷ đồng).

Bên chiều mua ròng, cổ phiếu FPT của CTCP FPT được khối này mua vào nhiều nhất với giá trị 616 tỷ đồng, chủ yếu là thông qua kênh khớp lệnh.

Song song đó, MWG, VNM, HCM và chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng được mua ròng hơn trăm tỷ đồng. Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt của VCB, NLG, SIP, SSI và DXG với quy mô 62 – 75 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng cả 5 phiên trong tuần qua. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư tiếp tục rút ròng với giá trị hơn 89 tỷ đồng với khối lượng hơn 4 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng 64,5 tỷ đồng ở cổ phiếu PVI. Theo sau là SHS (41,5 tỷ đồng), TNG (16 tỷ đồng), LAS (12,3 tỷ đồng) và NTP (4,8 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - CTCP dẫn đầu chiều mua với giá trị hơn 36,7 tỷ đồng. Mã PVS cũng được gom ròng 19,8 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại cũng giải ngân vào các mã IDV (2,9 tỷ đồng), VC3 (1,5 tỷ đồng) và MBS (847 triệu đồng),…

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng 4/5 phiên. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài gom ròng gần 61 tỷ đồng, tương đương quy mô hơn 1,4 triệu đơn vị.

Cụ thể, khối ngoại mua ròng gần 27,2 tỷ đồng ở cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã BSR (13 tỷ đồng), ACV (9,3 tỷ đồng), OIL (8,3 tỷ đồng), VEA (7,4 tỷ đồng), KLB (2,5 tỷ đồng), …

Ở chiều đối diện, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,7 tỷ đồng cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như QTP (2,1 tỷ đồng), NTC (2 tỷ đồng), VAB (1,4 tỷ đồng), GDA (777 triệu đồng), …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

'Thủ phủ công nghiệp' Bắc Giang tăng trưởng như thế nào trong 8 tháng?
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, 8 tháng đầu năm, kinh tế Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, một số lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm 2023, như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 27,59%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 23,5%, thu ngân sách tăng 58,9%...