|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 2 sụt thê thảm, chỉ đạt 1.800 tỷ

16:12 | 10/03/2022
Chia sẻ
Tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và riêng lẻ trong tháng 2 chỉ đạt 1.800 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị phát hành hai tháng đầu năm là 22.185 tỷ đồng.

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) dựa trên công bố từ trang thông tin của SSC và HNX, trong tháng 2, chỉ có một đợt phát hành trái phiếu ra công chúng của CTCP CMC với giá trị 500 tỷ đồng và có 4 đợt phát hành riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (300 tỷ đồng), CTCP Xây Lắp Sunshine E&C (800 tỷ đồng), CTCP Dịch Vụ Ô tô Hàng Xanh (180 tỷ đồng) và CTCP kinh doanh F88 (20 tỷ đồng). 

Xây dựng và sản xuất hiện là hai nhóm ngành phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất với giá trị lần lượt đạt 800 tỷ đồng và 500 tỷ đồng, chiếm 44,4% và 27,7% tổng giá trị phát hành. 

Hai tháng đầu năm có 8 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra công chúng với tổng giá trị đạt 5.509 tỷ đồng và 26 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 22.185 tỷ đồng.

Kể từ đầu năm đến hết tháng 2, tổng giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng 51%.

Trong năm 2022, nhóm bất động sản hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 15.520 tỷ đồng, chiếm 56,04%. Kỳ hạn từ 1 đến 3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm với 9.313 tỷ đồng, tương đương 60%. 

Nhóm xây dựng đứng ở vị trí thứ hai với 7.930 tỷ đồng, chiếm 28,6% tổng giá trị phát hành. CTCP Đầu Tư Xây Dựng Tường Khải và CTCP Xây Dựng Minh Trường Phú là hai doanh nghiệp đáng chú ý nhất trong nhóm xây dựng với khối lượng phát hành lần lượt là 2.990 tỷ đồng và 2.950 tỷ đồng.

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 2 sụt thê thảm, chỉ đạt 1.800 tỷ - Ảnh 1.

Giá trị phát hành theo nhóm ngành và kỳ hạn hai tháng đầu năm. (Nguồn: VBMA).

Hoàng Kiều

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.