Khoản tiền 3,2 tỷ USD đã về tay, Siam Cement sẵn sàng cho dự án hóa dầu Long Sơn
Lợi nhuận 9 tháng giảm 19%, 'đại gia' Thái Lan SCG tính đẩy mạnh đầu tư trong năm sau |
Theo đó, danh sách 6 ngân hàng thực hiện cấp vốn cho SCG bao gồm: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Mizuho Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank, Siam Commercial Bank and Export-Import Bank of Thailand.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Giám đốc điều hành (CEO) của SCG cho biết rằng Tập đoàn này giờ đã sẵn sàng cho việc xây dựng dự án.
“Chúng tôi giờ đã có tiền và sẽ không còn lý do gì phải chờ đợi nữa. Chúng tôi đã sẵn sàng bắt tay vào việc và sẽ hoàn thành đúng kế hoạch” – ông Roongrote chia sẻ với phóng viên tờ Nikkei Asian Review.
Bên cạnh đó, vị CEO của SCG cũng tự tin mức thanh khoản tốt sẽ giúp tập đoàn này vận hành tốt dự án khi mức đòn bẩy tài chính chỉ ở mức 1,6 lần và có dòng tiền mạnh lên tới hơn 68 tỷ Baht (tương đương 2 tỷ USD).
Khoản vay có tài sản bảo đảm từ các ngân hàng mới chiếm khoảng 60% trên tổng nguồn vốn đầu tư vào dự án (có giá trị 5,4 tỷ USD), phần còn lại (có giá trị 2,2 tỷ USD) sẽ được tài trợ từ nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn.
Ông Roongrote cho biết hoạt động xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu sớm và đưa vào khai thác thương mại từ năm 2023. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 3 tỷ USD doanh thu cho Tập đoàn đến từ Thái Lan.
Tập đoàn Siam Cement Group sẽ tiếp tục phát triển Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn tại Việt Nam (Ảnh: Reuters) |
Các nhà phân tích nhận định Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn sẽ đem lại nguồn doanh thu bền vững, bởi nhu cầu từ các sản phẩm lọc hóa dầu tại một số ngành công nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng gia tăng mạnh nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế tại quốc gia này.
“SCG chưa từng đầu tư vào các dự án lớn như thế này. Vì vậy, Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn tại Việt Nam sẽ tạo ra lợi thế về quy mô (economy of scale) cho phép SCG cung cấp các sản phẩm với nhiều ưu thế cạnh tranh hơn “ – một chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Asia Plus Securites cho hay.
Được biết, Tập đoàn đến từ Thái Lan đã sở hữu hoàn toàn dự án này sau khi mua lại từ các đối tác trong nước. Trước đó, tham gia dự án có sự góp mặt của 3 nhà đầu tư (thông qua góp vốn tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn - chủ đầu tư dự án) bao gồm: SCG chiếm 46%, Qatar Petroleum International chiếm 25% và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) với 29% vốn điều lệ.
Nhà đầu tư Qatar Petroleum International đã bắt đầu thực hiện thoái vốn vào năm 2015 khi giá dầu thế giới giảm mạnh, tuy nhiên phải đến năm ngoái, SCG mới hoàn tất việc mua lại số cổ phần trên. Tập đoàn này cũng thực hiện mua lại 29% cổ phần từ PetroVietnam để chính thức hoàn toàn sở hữu dự án này.
Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn sẽ sản xuất các sản phẩm nhựa HDPE (high-density polyethylene) và sợi tổng hợp (synthetic fibers hay còn gọi là olefins) với công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm.
Công suất lớn sẽ giúp tạo ra lợi thế về quy mô giúp tăng khả năng cạnh tranh của SCG để đáp ứng nhu cầu các sản phẩm nhựa phân khúc cao cấp (special – grade) trong một số ngành công nghiệp tại Việt Nam. Khu tổ hợp cũng sẽ được đặt làm cơ sở để sản xuất các sản phẩm sợi tổng hợp (olefins) nhằm xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN khác.
Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2018, SCG đạt mức lợi nhuận ròng đạt 34,3 tỷ Baht, giảm 19% so với năm trước do ảnh hưởng của việc đánh giá lại tài sản (asset impairments).