|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tập đoàn SCG Thái Lan vẫn để mở cơ cấu cổ đông của Lọc hóa dầu Long Sơn

13:23 | 20/03/2018
Chia sẻ
Sau CMLV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), Tập đoàn xi măng SCG sẽ mở rộng đầu tư tại Trung Quốc và Ấn Độ.
tap doan scg thai lan van de mo co cau co dong cua loc hoa dau long son Nhà vua Thái Lan đang nắm giữ 150 triệu USD giá trị của Tập đoàn SCG - chủ đầu tư lọc hóa dầu Long Sơn
tap doan scg thai lan van de mo co cau co dong cua loc hoa dau long son Tập đoàn SCG Thái Lan có thể 'một mình một ngựa' thâu tóm khu phức hợp hóa dầu Long Sơn

Tập đoàn SCG Thái Lan vẫn để mở cơ cấu cổ đông của Lọc hóa dầu Long Sơn

Tập đoàn SCG và Chính phủ Việt Nam vừa tổ chức lễ động thổ cho nhà máy lọc dầu Long Sơn vào tháng 2, tuy đến nay vẫn chưa khởi công xây dựng.

Roongrotex Rangsiyopash (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Siam - SCG) cho biết, "Đây là một biểu tượng để khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương với chúng tôi". Ông chia sẻ thêm: "Cơ cấu cổ phần của Long Sơn vẫn đang được thỏa thuận, và chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu xây dựng dự án vào nửa cuối năm nay”.

tap doan scg thai lan van de mo co cau co dong cua loc hoa dau long son
Trụ sở Tập đoàn SCG tại Bangkok (Nikkei)

Trước đó, Tập đoàn SCG đề xuất biến Long Sơn thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn nhằm tăng tốc quá trình ra quyết định và thực hiện. Tuy nhiên, Roongrote cho biết công ty vẫn mở cửa cho các cơ cấu cổ phần khác nhau. Ông dự đoán hai bên sẽ đi đến một thỏa thuận "một vài tháng tới."

Mặc dù quan tâm đến việc mở rộng ra ngoài ASEAN, Roongrote nhấn mạnh rằng vẫn có những cơ hội tăng trưởng to lớn ở Indonesia và Việt Nam. Dự án Long Sơn xây dựng khu phức hợp hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam dự kiến ​​năng lực cung cấp 1,5 triệu tấn etylen, propylen và các olefin khác hàng năm.

Tổng nhu cầu của Việt Nam sẽ tăng lên 3,5 triệu tấn so với mức 2,5 triệu tấn trong vài năm tới. Ở Indonesia, ngay cả khi Tập đoàn Xi măng SCG quyết định xây dựng phức hợp hóa dầu tổng hợp thứ hai thì cũng chỉ đáp ứng được 30% tổng cầu.

“Chỉ riêng ở Việt Nam và Indonesia đã có vô vàn cơ hội đầu tư”, Roongrote nói.

SCG sẽ tập trung vào công nghiệp nhẹ không phải hóa dầu

Ngoài những cơ hội này, chính phủ Thái Lan đang nhiệt tình quảng bá việc xây dựng hành lang kinh tế phía Đông, trong đó chính phủ đã thông qua một bộ luật bao gồm cắt giảm thuế và ưu đãi đầu tư vào đầu năm nay. Để đáp ứng sáng kiến ​​của chính phủ, PTT (Tập đoàn năng lượng lớn nhất của Thái Lan) đã công bố kế hoạch xây dựng tổng hợp hóa dầu trị giá 985 triệu đô la trong khu vực EEC, một khu công nghiệp kéo dài về phía đông từ Bangkok tới biên giới Campuchia.

Ngược lại, Tập đoàn Xi măng Siam "sẽ tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chứ không phải hóa dầu, chúng tôi đã bị dư cung trong thị trường hóa dầu Thái Lan ", ông Roongrote nói.

Luôn phải đối mặt với các đối thủ quốc tế, Roongrote chỉ ra hìa khóa để thành công hơn những người khác là công nghệ chứ không phải là quy mô sản xuất. Ông nói: "Tôi muốn dành cho nghiên cứu và phát triển khoảng 2% tổng doanh thu." Trong năm 2017, công ty đã chi khoảng 0,9% doanh thu cho R & D.

Để đáp ứng mức R & D trên đòi hỏi phải có đủ lợi nhuận và dòng tiền. Khi được hỏi về các tiêu chuẩn quản lý trung hạn, Roongrote đã đưa ra con số lợi nhuận 15%. Ông dự đoán rằng: với chi phí lớn cho phức hợp hóa học của Việt Nam mà lợi nhuận 0% trong quá trình thi công sẽ làm giảm tốc độ trong vài năm tới nhưng nó sẽ phục hồi đến mức 15% sau khi nhà máy bắt đầu hoạt động.

"Không chỉ trong lĩnh vực hóa dầu mà chúng ta cần đầu tư R & D vào công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu", Roongrote nói. "Chúng ta nên theo kịp sự đổi mới trong những lĩnh vực này vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh".

Tập đoàn SCG mở đường cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Roongrote qua trao đổi với Nikkei cho biết: Tập đoàn Siam sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Nam Trung Quốc và Ấn Độ trọng vài năm tới, khi Trung Quốc đã có định hướng rõ ràng cho sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Nếu được thực hiện, đây sẽ là dấu mốc bắt đầu chiến lược tập trung vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Gần như toàn bộ doanh thu của Tập đoàn xi măng Siam tạo ra từ khu vực ASEAN, với sản phẩm có mặt tại 10 quốc gia thành viên.

Theo Roongrote, Tập đoàn đã có chỗ đứng nhất định trong ngành xây dựng ở khu vực CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), vì vậy, Nam Trung Quốc và Ấn Độ là lựa chọn dễ hiểu để tiếp tục mở rộng. Ông cũng cho biết: “Chúng tôi đã có các hoạt động ở Nam Trung Quốc và muốn thăm Ấn Độ thường xuyên hơn nữa”.

“Đây sẽ là miếng mồi lớn của chúng tôi”, Roongrote nói. Sự mở rộng này rất phù hợp với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Theo ông này, sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo con đường tơ lụa cổ kết nối Đông Á và Châu Âu sẽ kích thích chi tiêu cho xây dựng và đầu tư vào khu vực tư nhân. Tuyến đường nối Nam Trung Quốc qua Myanmar với miền tây Ấn Độ và các tuyến nối Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, Thái Lan đến miền tây Ấn Độ là 1 trong số các tuyến Bắc Kinh muốn phát triển theo sáng kiến ​​này.

Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư ngoài ASEAN của Tập đoàn sẽ phải sau ít nhất 5 năm. Roongrote giải thích: trong 5 năm tới, Tập đoàn sẽ tập trung triển khai dự án xây dựng phức hợp hóa dầu mới ở miền Nam Việt Nam và kế hoạch xây dựng một khu liên hợp hóa dầu quan trọng thứ hai ở Indonesia.

Thần Vi