|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khiếu nại để buộc Mỹ tính lại thuế cho con tôm?

07:56 | 14/09/2016
Chia sẻ
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khiếu nại lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ để Bộ Thương mại Mỹ tính lại mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm của Việt Nam.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10). Đại diện cho doanh nghiệp, ông có ý kiến gì về mức thuế này?

Đợt rà soát thuế chống bán phá giá tôm POR10 áp dụng cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 1-2-2014 đến ngày 31-1-2015. So với mức thuế cuối cùng của POR9, mức thuế cuối cùng của POR10 đã bị tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện.

Sở dĩ mức thuế này tăng cao là do DOC vẫn áp dụng phương pháp định giá phân biệt (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0- zeroing) để tính toán biên độ phá giá.

Theo quy tắc của WTO thì không được áp dụng phương pháp quy về 0 trong các đợt rà soát hành chính. Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp này trong việc tính toán biên độ phá giá. Việc này là không phù hợp với thỏa thuận của WTO.

Với những số liệu hiện nay, nếu không áp dụng phương pháp quy về 0 thì chắc chắn mức thuế chống bán phá giá của doanh nghiệp Việt Nam sẽ về 0%.

Hiện Hàn Quốc cũng có vụ kiện lên WTO về vấn đề sử dụng phương pháp đinh giá phân biệt của Mỹ. Phía WTO cũng đã ra phán quyết, vụ việc áp dụng phương pháp của tính của Mỹ là không đúng thỏa thuận của WTO. Đây là cơ sở cho thấy Mỹ áp dụng phương pháp quy về 0 là không phù hợp với WTO và làm cho thuế của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn hẳn.

Vậy các doanh nghiệp sẽ có động thái gì sau kết luận của DOC?

Chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ khiếu nại lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ, kể cả cấp cao hơn để yêu cầu DOC tính lại mức thuế này. Theo quy định, Việt Nam có quyền nộp đơn đề nghị lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ trong vòng 30 ngày. Việt Nam không bán phá giá tôm nên sẽ khiếu nại để yêu cầu phía Mỹ đưa mức thuế về 0%. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ.

Việc tăng thuế chống bán phá giá sẽ tác động như thế nào đến xuất khẩu tôm sang Mỹ?

Trong ngắn hạn, quyết định tăng thuế chống bán phá giá của DOC cũng gây áp lực tâm lý lớn, tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, doanh nghiệp Việt Nam thuyết phục khách hàng, nhà nhập khẩu rằng Việt Nam không bán phá giá. Trên cơ sở đó, chúng ta vẫn có khả năng tiếp tục duy trì xuất khẩu dựa trên mức thuế tạm tính như DOC mới công bố.

Trên thực tế, chúng ta không bán phá giá mà cũng chỉ bán theo giá thị trường. Mức thuế này chỉ là mức thuế tạm tính, phải đợi đến kỳ xem xét hành chính cho những lô hàng xuất khẩu năm 2016 thì mới biết mức thuế chính xác. Cũng có thể, mức thuế sẽ về 0%.

Trước đây, trong đợt rà soát hành chính POR8, mức thuế chống bán phá giá tôm rất cao 6,37% và thời điểm đó, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn song tình hình thị trường cũng dần ổn định lại. Thực tế đã chứng minh, lần rà soát POR9, thuế chống bán phá giá đã giảm xuống còn 0,91%. Đây là những yếu tố khiến khách hàng yên tâm hơn để duy trì hoạt động xuất khẩu của 2 bên.

Hơn nữa, với mặt hàng tôm, nhà nhập khẩu không đánh giá trên nền tảng thuế mà đánh giá trên tiêu chí chúng ta cung cấp được bao nhiêu, hàng có tốt không, có đáp ứng nhu cầu, từ đó để xác lập lại mối quan hệ.

Xin cảm ơn ông!

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.