|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khi sức bật của VN-Index đến từ họ cổ phiếu ‘nhà Vingroup’

07:48 | 24/02/2019
Chia sẻ
Bên cạnh một số thông tin vĩ mô hỗ trợ như cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, việc cổ phiếu họ nhà Vingroup (VIC-VHM-VRE) gây “bão” giúp VN-Index thực sự bứt phá tuần qua. Khối ngoại tiếp tục mua ròng tuần thứ ba liên tiếp.
khi suc bat cua vn index den tu ho co phieu nha vingroup Thị trường chứng khoán 22/2: VHM giảm mạnh, VN-Index mất mốc 990 điểm

Tâm lí tích cực hỗ trợ phần nào cho thị trường chứng khoán trong hai tuần sau Tết. Tuy nhiên, dòng tiền trong tuần qua không có sự lan tỏa tốt mà chủ yếu tập trung vào một số cổ phiếu trụ cột. Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), diễn biến này có thể khiến cho đà tăng trở nên rủi ro hơn và cần một sự điều chỉnh sắp tới nhằm hạ nhiệt thị trường. Sự thận trọng trong tâm lý nhà đầu tư còn được thể hiện qua việc các hợp đồng tương lai VN30 đều đang thấp hơn VN30 từ 10-14 điểm.

Kết tuần giao dịch, VN-Index tăng 38,02 điểm (+4%) lên 988,91 điểm; HNX-Index tăng 0,706 điểm (+0,7%) lên 106,82 điểm. Thanh khoản trong tuần tăng nhẹ và trên mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 4.800 tỉ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.

Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là VHM, VIC và VNM khi đóng góp lần lượt 12,15, 4,86 và 4,62 điểm.

Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần mua ròng thứ ba liên tiếp trên sàn HOSE với giá trị hơn 540 tỉ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng hơn 560 tỉ đồng cổ phiếu của 'ông trùm' khu công nghiệp Idico trong ngày 22/2.

Với việc cả hai sàn tăng điểm, các nhóm cổ phiếu trụ cột đều có mức tăng trưởng tốt. Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh nhất với 5,8% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ vào diễn biến tích cực của ngành con bất động sản với VIC (+4,5%), VHM (+14,7%), VRE (+13%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng với mức tăng 3% giá trị vốn hóa với các mã tiêu biểu như MSN (+4,4%), VNM (+6,2%), SAB (+3,6%)... Nhóm cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất trên thị trường là ngân hàng cũng tăng trưởng với 1,3% giá trị vốn hóa, các mã cổ phiếu đa phần đều tăng giá như VCB (+4,6%), CTG (+1,4%), BID (+2,6%), TCB (+1,7%), VPB (+0,5%), ACB (+1%)…

khi suc bat cua vn index den tu ho co phieu nha vingroup

Nhóm cổ phiếu họ Vingroup (VHM, VIC, VRE) gây ‘bão’ tuần qua với sức tăng ấn tượng và đóng góp lớn cho VN-Index. Sau VIC, VHM là cổ phiếu thứ hai thuộc họ Vingroup phá đỉnh lịch sử. Tổng giá trị vốn hóa của bộ ba cổ phiếu Vingroup gồm VIC, VHM, VRE kết thúc phiên 21/2 chiếm tới 24,09% vốn hóa trên HOSE.

Ngoài ra, DAT (CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản) tăng mạnh nhất tuần nhờ 5 phiên tăng trần liên tiếp. EMC (CTCP Cơ điện Thủ Đức) cũng tăng trần 4 phiên nhưng thanh khoản rất thấp (trung bình gần 1.000 đơn vị/phiên).

Ngược lại, AMD (CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD) giảm 15% trong tuần.

khi suc bat cua vn index den tu ho co phieu nha vingroup

Ngày 20/2, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An chính thức đưa 35 triệu cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán TAR. Đáng chú ý, cổ phiếu tăng kịch trần ba phiên liên tiếp nhưng thanh khoản có phiên chỉ đạt 100 đơn vị.

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiền thân là Công ty TNHH Trung An thành lập vào tháng 8/1996 tại xã Trung An, huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Công ty chuyển đổi sang mô hình CTCP với vốn điều lệ 200 tỉ đồng vào năm 2015. Sau đó, công ty đã thực hiện hai đợt tăng vốn lên 350 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Trên UPCoM, cổ phiếu BOT (CTCP BOT Cầu Thái Hà) tăng 98,7% nhưng BTV (CTCP Dịch vụ Bến Thành) giảm 47%.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2019, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ đầu tư nước ngoài Dragon Capital cho biết, tổng giá trị vốn hoá của ba thị trường cổ phiếu là khoảng trên 180 tỉ USD, tăng hơn ba lần trong 4 năm vừa rồi, chiếm khoảng 70% GDP. Tổng giá trị vốn hoá thị trường trái phiếu Chính phủ đạt trên 50 tỉ đô la, chiếm 20% GDP và lãi suất thực mà ngân sách phải chịu trên vốn vay quốc gia đã giảm đáng kể so với nhiều năm trước.

Ông đề xuất, trong thời gian các ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị tuân thủ nhu cầu vốn của Basel II, tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng này nên được nâng từ 30% lên 49%.

Xem thêm

Anh Túc

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.