|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khi ngân hàng lo sợ Alibaba, Tencent, Amazon lấn sân mảng tín dụng bán lẻ

19:45 | 25/02/2018
Chia sẻ
"Ý tưởng cho rằng các công ty fintech là một mối đe dọa đối với ngân hàng bán lẻ có thể sẽ giảm. Nhưng các chiến lược mới được thông qua bởi các công ty nền tảng nói trên thậm chí còn thách thức nhiều hơn cho các ngân hàng đương nhiệm", Dietz nói.
alibaba tencent amazon tham gia tin dung ban le cac ngan hang lo so Các 'ông lớn' của Nhật hợp lực chống lại sự bành trướng của Amazon
alibaba tencent amazon tham gia tin dung ban le cac ngan hang lo so [Infographics] Amazon - Đế chế của người giàu nhất thế giới tạo ra tiền như thế nào
alibaba tencent amazon tham gia tin dung ban le cac ngan hang lo so Ngân hàng, fintech, Alibaba và... 40 tên cướp

Liệu các ngân hàng có nên lo lắng khi bây giờ họ có sự cạnh tranh mới?

Trong khi Amazon nắm bao phủ toàn cầu sau khi chi 13,7 tỷ USD mua lại Whole Foods vào năm ngoái, các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến một sự phát triển khiêm tốn hơn.

Ngành công nghiệp thương mại điện tử đã tạo ra một loạt sản phẩm tài chính, bao gồm Amazon Cash, cung cấp hoạt động cho vay hàng tỷ USD đến các doanh nghiệp nhỏ.

Theo các chuyên gia phân tích, một số ngân hàng có thể nghĩ rằng các công ty fintech là mối nguy hại lớn nhất, nhưng các nền tảng đáng tin cậy và tốt như Amazon và Alibaba sẽ sớm trở thành thách thức lớn đối với ngân hàng trong ngành ngân hàng bán lẻ.

Gerard du Toit, đối tác của Bain & Company nhận xét rằng, ngân hàng bán lẻ đang bị sụt giảm không phải do các công ty khởi nghiệp nhanh tay, mà bởi những công ty công nghệ đã ổn định. Ông nói thêm: "Nhiều gã khổng lồ công nghệ sở hữu những công thức thành công như năng lực kỹ thuật số, cơ sở khách hàng lớn, các tổ chức am hiể trong việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng và khả năng mở rộng thương hiệu doanh nghiệp của họ thành ngân hàng".

Các tập đoàn thương mại điện tử châu Á như Alibaba, Tencent đang bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng.

alibaba tencent amazon tham gia tin dung ban le cac ngan hang lo so

Du Toit cho biết, Alibaba đã xây dựng quỹ đầu tư thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới, phát hành 96 tỷ USD cho vay trong 5 năm, Ant Financial đã tăng mức vốn hóa thị trường gần với vốn hóa của ngân hàng lớn thứ 9 ở Mỹ. Hãng này cũng đã thành lập ngân hàng trực tuyến MYbank, vốn tự hào về các khoản chấp thuận cho vay tức thời bằng cách đánh giá lịch sử tài chính của người tiêu dùng với nền tảng của Alibaba.

“Nhu cầu về các giải pháp thay thế cho các ngân hàng truyền thống sẽ chỉ tăng thêm, vì những người trẻ tuổi hơn trong cuộc khảo sát cho thấy sẵn lòng thử nghiệm những sản phẩm này”, ông Du Toit nói, trích dẫn một cuộc khảo sát của Bain & Company từ hơn 100.000 người tiêu dùng ở 22 quốc gia.

"Nếu Amazon, Alibaba và những công ty khác cung cấp các dịch vụ thanh toán, thẻ tín dụng, cho vay, có thể tin rằng họ sẽ cung cấp một bộ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai gần", Du Toit nói.

Các ngân hàng có bị đe dọa?

Các công ty công nghệ hàng đầu cũng hưởng lợi từ sự tin tưởng tương đối cao đối với các giao dịch tài chính, làm giảm tính cạnh tranh mà các ngân hàng truyền thống nắm giữ từ lâu. "Các ngân hàng có nên lo lắng? Họ dường như dễ bị mất vị trí đặc biệt từng có", ông Du Toit nói, trích dẫn cách những người tiêu dùng Mỹ và Anh xếp hạng PayPal, Amazon gần như cao bằng các ngân hàng về niềm tin vào tiền của họ.

Ngân hàng đang ngày càng cạnh tranh để giành khách hàng và lợi nhuận từ các công ty nền tảng như Alibaba, Amazon, và Tencent, theo Miklós Gábor Dietz, đối tác cấp cao của McKinsey. "Ý tưởng cho rằng các công ty fintech là một mối đe dọa đối với ngân hàng bán lẻ có thể với đi. Nhưng các chiến lược mới từ các công ty nền tảng nói trên thậm chí còn thách thức nhiều hơn cho các ngân hàng hiện nay", Dietz nói.

Sức mạnh của các công ty nền tảng là tạo ra "các hệ sinh thái" giúp giảm chi phí của khách hàng, tăng tiện lợi, cung cấp những trải nghiệm mới và khát vọng hơn nữa. "Không chỉ có những dữ liệu đặc biệt được khai thác với hiệu quả vượt trội; họ còn thường xuyên hơn ở vị trí chính yếu trong hành trình của khách hàng bao gồm các quyết định tài chính lớn", Dietz nói.

Thành Nguyên

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.