|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khi luật sư làm doanh nhân: Từ trung tâm gia sư tới Tập đoàn FLC

16:15 | 13/10/2018
Chia sẻ
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Công việc kinh doanh đầu tiên mà ông thực hiện là mở một trung tâm gia sư trong thời gian học đại học với số vốn vài trăm nghìn đồng. Hơn 20 năm sau, ông đã là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FLC với khối tài sản hàng nghìn tỉ đồng.
khi luat su lam doanh nhan tu trung tam gia su toi tap doan flc FLC muốn Bamboo Airways thuê 3 tàu bay mới, cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ

Sau khi học hết lớp 12, ông Trịnh Văn Quyết đi làm thuê tại TP HCM trong hai năm trước khi bắt đầu vào học tại Đại học Luật Hà Nội.

Trong thời gian học đại học năm thứ hai (khoảng năm 1995-1996) ông Quyết đã bắt đầu kinh doanh với việc mở trung tâm gia sư bằng nguồn vốn tự có và tiền vay mượn của bạn bè. Sau đó ông còn kinh doanh thêm điện thoại.

Theo lời ông Quyết, số vốn ban đầu của ông chỉ vài trăm nghìn đồng, sau khi hoạt động thì số vốn tăng lên vài triệu đồng, số tiền kiếm được từ việc kinh doanh đủ “cho ông ăn học và lo được cho các em gái học hành đầy đủ", đồng thời cho ông vốn liếng ban đầu mở văn phòng luật sư SMiC ngay sau khi ra trường.

Công ty TNHH Tư vấn SMiC được thành lập năm 2001. Đến năm 2003, Văn phòng Luật sư SMiC được thành lập với ông Trịnh Văn Quyết là Trưởng văn phòng.

Năm 2008, Văn phòng Luật sư SMiC được chuyển đổi thành Công ty Luật TNHH SMiC với ông Trịnh Văn Quyết làm Tổng Giám đốc.

CTCP Tập đoàn FLC – doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông Trịnh Văn Quyết – có tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune, thành lập năm 2001 với số vốn ban đầu 18 tỉ đồng.

Ngày 9/12/2009, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/1/2010. Chủ tịch HĐQT đầu tiên của CTCP FLC là ông Doãn Văn Phương, khi đó ông Trịnh Văn Quyết là thành viên HĐQT.

Đến tháng 8/2010, ông Trịnh Văn Quyết được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT thay ông Doãn Văn Phương. Ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành CTCP Tập đoàn FLC và ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục giữ chức Chủ tịch cho tới ngày nay.

Đội ngũ lãnh đạo là luật sư

Đáng chú ý, ban lãnh đạo của FLC có khá nhiều người là luật sư. Bản thân ông Trịnh Văn Quyết từng tốt nghiệp cử nhân Luật từ Đại học Luật Hà Nội và là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội.

Ông Lê Thành Vinh, hiện là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của FLC, có bằng cử nhân luật từ Đại học Luật Hà Nội; thạc sỹ luật - Đại học Deakin, Úc và tiến sỹ luật - Đại học Monash, Úc.

Bà Hương Trần Kiều Dung, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của FLC, cũng có bằng cử nhân luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội; thạc sỹ luật - Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp và tiến sỹ luật - Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp. Bà Dung cũng từng là Trưởng ban pháp chế của Tập đoàn FLC.

Bà Vũ Đặng Hải Yến, người từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC, cũng có bằng cử nhân luật, thạc sỹ luật kinh tế và tiến sỹ luật kinh tế từ Đại học Luật Hà Nội.

Bà Yến đã từ nhiệm chức vụ tại Tập đoàn FLC ngày 3/4/2018 nhưng hiện vẫn là Giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC, nơi ông Trịnh Văn Quyết giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trước khi gia nhập FLC, bà Yến là Trưởng ban Pháp chế Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

khi luat su lam doanh nhan tu trung tam gia su toi tap doan flc
Nhiều lãnh đạo của Tập đoàn FLC cũng là luật sư và lãnh đạo của Công ty luật SMiC. Nguồn: website SMiC.

Ông Trần Thế Anh và bà Trần Thị My Lan, đang là Phó Tổng Giám đốc tại FLC, cũng lần lượt là thạc sĩ luật và cử nhân luật.

Hay ông Doãn Văn Phương, người làm Chủ tịch HĐQT tại FLC trước ông Trịnh Văn Quyết cũng có bằng cử nhân luật.

FLC và hơn thế nữa

Ông Trịnh Văn Quyết hiện đang là Chủ tịch HĐQT sở hữu 21,19% vốn điều lệ của Tập đoàn FLC. Thời điểm 30/6/2018, Tập đoàn FLC có tổng tài sản 26.181 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 8.640 tỉ đồng trong đó vốn điều lệ 6.827 tỉ đồng.

Gần đây, FLC còn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 4%, nâng quy mô vốn điều lệ lên gần 7.100 tỉ đồng. Năm 2017, FLC ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 11.217 tỉ đồng , lợi nhuận sau thuế 385 tỉ đồng. Đến cuối năm 2017, FLC có 15 công ty con và 2 công ty liên kết.

Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết còn là Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn nhất của CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) với tỉ lệ sở hữu 67,34%.

Tính đến 30/6/2018, FLC Faros có tổng tài sản 10.945 tỉ đồng, vốn chủ sở hữ 5.760 tỉ đồng trong đó vốn điều lệ 5.676 tỉ đồng. Năm 2017, FLC Faros đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.627 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 915 tỉ đồng. Đến cuối năm 2017, FLC Faros có 4 công ty con.

Ngoài ra, ông Quyết còn sở hữu 3.156.000 cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán Artex, em gái ông là bà Trịnh Thị Thúy Nga cũng mới được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc của chứng khoán Artex trong tháng 10 này.

Tổng số cổ phiếu mà ông Quyết đang nắm giữ có trị giá khoảng hơn 16.000 tỉ đồng (tính theo giá đóng cửa phiên 12/10) trong đó 95% đến từ cổ phiếu ROS.

Bên cạnh các công ty mà ông Quyết sở hữu cổ phần trực tiếp là Chứng khoán Artex, Tập đoàn FLC, Xây dựng FLC Faros (cùng các công ty con của ba công ty này), một số doanh nghiệp khác đang niêm yết trên sàn chứng khoán cũng thường được nhà đầu tư coi là nằm trong ‘họ FLC’ vì có mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn FLC. Các doanh nghiệp đó là: CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (Mã: KLF), CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI), CTCP Đầu tư Khoáng sản FLC AMD (Mã: AMD)

khi luat su lam doanh nhan tu trung tam gia su toi tap doan flc
Các công ty có liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC. Nguồn: Song Ngọc tổng hợp. Click vào hình để xem rõ hơn.

Xem thêm

Song Ngọc

Cập nhật kết quả quý I ngân hàng: Techcombank tạm dẫn đầu, LPBank báo lãi tăng mạnh nhất
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận phân hoá rõ nét, bảng xếp hạng lợi nhuận lại tiếp tục có xáo trộn với sự vươn lên trước của Techcombank.