Khảo sát: 70% người lao động Việt Nam tự tin trước làn sóng AI trong công việc
Trí tuệ nhân tạo đã phát triển mạnh qua các thập kỷ với sự phát triển của hàng loạt lĩnh vực như máy học (machine learning), thị giác máy tính (computer vision), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), cùng nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, phải đến những năm gần đây, đặc biệt sau sự ra đời của chatGPT, mới thu hút sự quan tâm góp phần thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Theo báo cáo mới nhất từ IMF - Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế, gần 40% việc làm trên toàn cầu sẽ chịu tác động của trí tuệ nhân tạo, với tỷ lệ ảnh hưởng lớn nhất là các nền kinh tế phát triển và một số thị trường mới nổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này dự kiến giảm xuống 40% đối với các thị trường mới nổi và 26% đối với các nước có thu nhập thấp.
Người lao động Việt Nam vẫn tích cực, tin tưởng tận dụng AI trong công việc
Mặc dù đối diện với tác động của trí tuệ nhân tạo lên thị trường lao động, nhưng tại thị trường lao động Việt Nam, người lao động vẫn tỏ ra tích cực và tin tưởng vào khả năng tận dụng AI để cải thiện công việc của họ.
Theo Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên năm 2023 & kế hoạch tìm việc năm 2024 của JobsGO (đơn vị hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc uy tín tại Việt Nam) trong số gần 700 câu trả lời nhận được từ nhiều ứng viên thuộc các ngành nghề khác nhau có đến 39,9% người lao động tin tưởng biết tận dụng AI để tăng hiệu suất làm việc nên AI sẽ không thể thay thế. Đứng thứ hai với 22,8% người lao động không lo lắng AI có thể thay thế làm được công việc của họ. Đứng thứ ba với 25,2% người lao động chưa để ý hay quan tâm đến AI.
Nhìn chung, điều này cho thấy khá nhiều người lao động linh hoạt và sẵn lòng thích nghi trong môi trường lao động đang thay đổi. Đặc biệt là trong các lĩnh vực như IT, Marketing - Quảng cáo - PR, Chăm sóc khách hàng - Dịch vụ khách hàng, Giáo dục đào tạo, hành chính nhân sự và Khách sạn - Nhà hàng người lao động dưới 22 tuổi và từ 22-27 tuổi biết tận dụng tiềm năng từ AI để cải thiện năng suất công việc lớn nhất với 46,15% - 48%.
Trong khi đó, các ngành như Du lịch tỷ lệ không lo lắng bị AI thay thế cũng đứng cao với gần 40% (38,46%). Đứng thứ hai là một số ngành nghề có tính chất công việc ít phải tiếp xúc với máy tính như Sản xuất - Vận hành và Xây dựng với tỷ lệ người lao động chưa để ý hay quan tâm đến AI cao với lần lượt là 36,36% và 32,35%. Đáng chú ý là các ngành nghề Du lịch, Marketing - Quảng cáo - Pr và Chăm sóc khách hàng dù là các nhóm ngành có tỷ lệ người lao động không lo lắng vì biết tận dụng AI vào công việc với tỷ lệ bình chọn cao.
Nhưng đồng thời, cũng là nhóm ngành nghề có tỷ lệ người rất lo bị AI sẽ thay thế công việc trong tương lai gần với số lượng người bình chọn đứng đầu với lần lượt là 23,08%; 20% và 18,64%. Điều này có thể xuất phát từ việc hầu hết họ là những người làm công việc văn phòng tương đối tự tin về kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình.
Cùng với đó, những công việc ấy đòi hỏi phải có sự sáng tạo, đánh giá và giao tiếp với khách hàng. Nhưng trong tình hình hiện nay, khi trí tuệ nhân tạo dựa vào công nghệ có thể làm việc như con người trong khi đó năng suất công việc lại cao hơn khiến họ lo lắng.
Vậy làm thế nào để có thể tận dụng AI vào công việc nhằm tăng năng suất lao động khiến AI không thể thay thế?
Kỹ năng cần có để tồn tại
Trong bối cảnh sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo và sự tự động hóa ngày càng lan rộng, việc nâng cao kỹ năng và sẵn lòng thích nghi với công nghệ mới trở thành chìa khóa để tồn tại và phát triển.
Đặc biệt, trong những năm gần đây khi trí tuệ nhân tạo phát triển việc bổ sung các kỹ năng AI vào CV online nó không chỉ là một xu hướng, mà còn là một nhu cầu cấp thiết trong môi trường làm việc. Một số công cụ AI phổ biến được các ứng viên tin tưởng sử dụng nhiều nhằm mang lại những cơ hội mới cho việc tăng cường sự hiệu quả trong công việc và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo như Chat GPT, Mid Journey, Stable Diffusion...
Bằng cách này, bạn có thể đánh dấu bản thân là một ứng viên đa năng, có khả năng thích ứng với các công nghệ mới và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức một cách tích cực.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Khi công nghệ phát triển, nhu cầu về người lao động giảm thay vào đó là máy móc và công nghệ. Vì vậy, việc đổi mới bản thân, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp người lao động tồn tại mà còn tạo cơ hội phát triển lớn hơn.
Học hỏi và thích nghi với công nghệ mới
Khi đó, việc học hỏi và thích nghi với công nghệ mới trở nên then chốt. Điều này giúp người lao động tiếp cận những tiến bộ mới và duy trì phát triển trong môi trường cạnh tranh. Người lao động có thể phát triển kỹ năng này thông qua việc tham gia các khóa học, sử dụng công cụ mới, và chia sẻ kinh nghiệm.
“Khả năng của các công cụ AI đang phát triển với tốc đáng kinh ngạc. Rất nhiều đầu việc hiện nay nếu biết cách sử dụng các công cụ AI phù hợp có thể tăng năng suất lên gấp 5 lần thậm chí 10 lần trước đây. Tuy nhiên, như các lần cách mạng công nghiệp trước đây, AI sẽ không cướp việc của bạn, mà là những người biết tận dụng công cụ AI sẽ làm việc đó. Cách duy nhất để bạn đảm bảo công việc và sự nghiệp là chủ động nắm bắt và áp dụng AI cho công việc của mình sớm nhất có thể.” CEO JobsGO Phạm Thanh Hải nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/