|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Kế hoạch liên tục giảm giá của ô tô Việt Nam

16:04 | 30/03/2017
Chia sẻ
Các doannh nghiệp sản xuất ô tô trong nước cam kết tiên phong giảm giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu. Tới năm 2018, giá xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ rất cạnh tranh.

Đầu tư lớn để cạnh tranh

Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải đã khởi công Dự án Sản xuất, lắp ráp 100.000 xe Mazda/năm, tại Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam) với sự chuyển giao công nghệ từ Mazda . Trong đó, giai đoạn 1 là 50.000 xe, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2018.

Hyundai Thành Công cũng cho biết, đã quyết định đầu tư 1 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới tại Gia Viễn (Ninh Bình), công suất 120.000 xe/năm, với sự hợp tác của Hyundai - Hàn Quốc. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2018 với hy vọng tới năm 2018, sẽ đảm bảo 90% ô tô Hyundai tiêu thụ tại Việt Nam, được sản xuất, lắp ráp tại đây.

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam

Chỉ còn 9 tháng nữa là bước sang năm 2018, khi đó thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống 0%. Ngành sản xuất ô tô Việt Nam được dự báo, sẽ đối mặt với nguy cơ không thể cạnh tranh nổi, thậm chí là không tồn tại được, trước sức ép xe nhập khẩu.

Trong khi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ ngừng sản xuất, hoặc thu hẹp quy mô, để hướng tới nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về phân phối, thì 2 dự án trên đang đi theo chiều hướng ngược lại, đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Hải cho rằng: "Với năng lực hiện nay, cùng các chính sách hợp lý của Nhà nước, các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì và phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cách không tiếp tục sản xuất, chuyển sang nhập khẩu, nhưng như vậy, hàng nghìn lao động sẽ mất việc làm và Việt Nam sẽ không thể phát triển ngành công nghiệp ô tô. Chỉ có sự phát triển ngành công nghiệp ô tô với tỷ lệ nội địa hóa cao, mới mang lại giá trị cho xã hội và cho đất nước".

Theo các doanh nghiệp, dù tới năm 2018, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được cho là có lợi thế hơn so với nhập linh kiện về lắp ráp, thì cũng chỉ bất lợi với doanh nghiệp phải nhập cả những linh kiện cồng kềnh. Nếu những chi tiết này được sản xuất tại chỗ, thì vẫn có lợi thế.

Vì vậy, các dự án ô tô sẽ đi theo hướng nội địa hóa các chi tiết cồng kềnh, tốn kém chi phí vận chuyển, sử dụng nhiều nhân công như thân vỏ xe, ghế ngồi, các chi tiết nhựa... Với việc chế tạo được toàn bộ thân vỏ xe từ thép tấm, cộng thêm một số linh kiện đơn giản như nhựa, ghế ngồi, ắc quy, săm lốp... sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa đã đạt trên 40%, đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang khu vực, được hưởng ưu đãi thuế quan 0%.

Ông Trần Bá Dương cho biết, phải tập trung gia tăng nội địa hóa vào những linh kiện quan trọng, vốn là nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, để biến thành thế mạnh cho mình. Thị trường ô tô đang tăng trưởng nhanh, vì vậy, hoàn toàn có điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam

"Chúng tôi phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% với xe con, để có thể tiến hành xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN", ông Dương nói.

Mặc dù sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn với xe nhập khẩu, nhưng các doanh nghiệp khẳng định, sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh giành thị phần. Sắp tới, những mẫu xe Hyundai sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ có giá bán rất cạnh tranh. Ông Trần Bá Dương cho biết: "Từ nay đến năm 2018, Trường Hải đặt mục tiêu giảm giá xe mỗi năm 5%. Thực tế, thời gian qua, Trường Hải liên tục giảm giá các dòng xe chủ lực, có loại giảm tới cả trăm triệu đồng".

Các doanh nghiệp cho biết, đang cơ cấu lại và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp để tiết giảm chi phí, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Công việc này sẽ liên tục tiến hành và thời gian tới, chắc chắn sẽ giảm giá xe để cạnh tranh với xe nhập khẩu.

Hiện thực hóa chính sách công nghiệp ô tô

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn, thị trường ô tô trong nước được bảo vệ. Nếu để xe nhập khẩu tự do tràn vào, thị trường sẽ thuộc về nước ngoài, vì vậy cần có các "hàng rào" để bảo vệ. Các nước khác trong khu vực cũng làm như vậy để giúp công nghiệp ô tô trong nước phát triển.

"Quy luật phát triển ngành công nghiệp ô tô trên thế giới từ trước đến nay là bảo vệ thị trường một cách hợp lý, để được chuyển giao công nghệ. Bắt đầu từ lắp ráp, qua đó phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện phụ tùng, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm ô tô. Nếu được đảm bảo tính công bằng về thuế, cùng các quy định trong quản lý giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp trong nước, chắc chắn ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển", ông Dương nói.

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam

Phát biểu tại lễ khởi công nhà máy THACO Mazda, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trên thế giới, những nước có 50 triệu dân, đã phải có ngành công nghiệp ô tô, trong khi đó Việt Nam có tới gần 100 triệu dân. Thủ tướng khẳng định, chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nghiệp ô tô phát triển, bảo vệ sản xuất trong nước, theo đúng pháp luật và các cam kết hội nhập.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, định hướng của Chính phủ và Bộ Công thương là giữ được công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam, đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ. "Muốn vậy, phải dựa vào các doanh nghiệp lớn và phải có chính sách. Những chính sách này sẽ do các doanh nghiệp đề xuất. Đầu tháng 5 tới, chúng tôi sẽ phải báo cáo Chính phủ", ông Hải nói.

Về chính sách thuế, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, các doanh nghiệp ô tô cần đưa ra được tỷ lệ thuế, phí trong giá thành xe bao nhiêu là phù hợp. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước mới có những tính toán, để đưa ra được chính sách hài hòa cho phát triển công nghiệp ô tô và đảm bảo các cam kết quốc tế.

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam Xe giá rẻ Hyundai i10 dừng sản xuất

Với mong muốn hướng đến những dòng xe cao cấp, tiện nghi hơn, hãng xe Hàn Quốc đã quyết định ngừng sản xuất mẫu ô ...

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam Những mẫu xe vừa giảm giá sâu nhất đầu năm 2017

Trong 2 tháng đầu năm, đã có 7 thương hiệu xe điều chỉnh giá bán tại thị trường Việt Nam với nhiều mẫu xe ăn ...

ke hoach lien tuc giam gia cua o to viet nam Honda CR-V thế hệ mới sẽ có động cơ dầu 1.6 tăng áp tại Thái Lan

Dù dung tích khá nhỏ, động cơ này cũng mang tới cho Honda CR-V thế hệ mới tới 350 Nm mô-men xoắn cực đại.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.