|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ bị chỉ trích tại WTO

22:32 | 01/07/2017
Chia sẻ
Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích tại cuộc họp ngày 30/6 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
ke hoach han che nhap khau thep va nhom cua my bi chi trich tai wto

Công nhân vận chuyển thép tại một cảng ở thành phố Liên vận cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích tại cuộc họp ngày 30/6 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Brazil, Australia, Đài Loan và Nga đã bày tỏ những lo ngại.

Trước Hội đồng hàng hóa của WTO, Trung Quốc và EU cho rằng việc đánh thuế theo Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 không thể được biện minh bằng các lý do về an ninh quốc gia, trong khi các nước khác quan ngại về rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống thương mại toàn cầu.

Tại cuộc họp, đại diện của EU đã nói khối này kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nếu hàng hóa xuất khẩu bị hạn chế, và sự đáp trả lẫn nhau như vậy sẽ gây ra những rủi ro mang tính hệ thống khó có thể chấp nhận, một lo ngại mà đại diện các nền kinh tế khác tham dự cuộc họp cũng đồng tình.

Một quan chức thương mại của Nga đã yêu cầu được cung cấp chi tiết như khung thời gian và mức độ áp thuế nhập khẩu cũng như đề nghị sự giải thích trên góc độ thương mại nếu Mỹ có những bước tiến xa hơn trong việc hạn chế nhập khẩu thép và nhôm.

Trong khi đó, Australia cảnh báo Mỹ có thể đối mặt với sự trả đũa, còn đại diện của Nhật Bản cho biết nước này quan tâm và đang theo dõi sát các bước đi của Chính phủ Mỹ.

Phản ứng trước những ý kiến đó, quan chức Mỹ tham dự cuộc họp nói rằng nếu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross phát hiện thép hoặc nhôm nhập khẩu với khối lượng hay trong tình huống đe dọa đến an ninh quốc gia, ông sẽ khuyến nghị các hành động sẽ được thực hiện để điều chỉnh việc nhập khẩu hai loại hàng hóa này.

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.