|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Italy có thể trở thành Hy Lạp thứ hai nhưng hậu quả sẽ thảm khốc hơn

15:48 | 30/05/2018
Chia sẻ
Gần 10 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp khiến thị trường toàn cầu chao đảo, bế tắc chính trị tại Italy lại làm dấy lên nỗi lo sợ về tương lai của hệ thống tài chính châu Âu và đồng tiền chung euro.
italy co the tro thanh hy lap thu hai nhung hau qua se tham khoc hon Thị trường thế giới chao đảo do lo ngại về khủng hoảng chính trị ở Italy
italy co the tro thanh hy lap thu hai nhung hau qua se tham khoc hon Nguy cơ liên minh dân túy ở Italy đẩy Eurozone vào khủng hoảng mới

Nhưng lần này, hậu quả sẽ tàn khốc hơn nhiều.

“Nền kinh tế Italy lớn hơn 10 lần so với Hy Lạp – nước đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ làm rung chuyển các nền tảng của khu vực đồng euro. Đồng tiền chung này khó có thể tồn tại dưới hình thức hiện nay nếu Italy buộc phải thoát khỏi các ràng buộc tiền tệ đó”, ông Desmond Lachman – giáo sư tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), viết trong một bài blog gần đây.

Kinh tế Italy bắt đầu chật vật từ cuộc đại khủng hoảng với gánh nặng nợ không hề thua kém Hy Lạp – thứ đã khiến đất nước này phải cắt giảm chi tiêu công và chìm sâu vào suy thoái. Khả năng về một cuộc khủng hoảng nợ tương tự ở Italy đã trở thành tâm điểm trong tình hình bất ổn chính trị leo thang tại quốc gia Nam Âu này, khi các đời chính phủ đều thất bại trong việc xử lý nó.

Cuộc khủng hoảng chính trị mới nhất nổi lên từ cuối tuần trước, sau khi Thủ tướng lâm thời Carlo Cottarelli không giành đủ sự ủng hộ từ các đảng chính trị lớn để thành lập chính phủ mới. Italy chật vật tìm ra chính phủ mới từ tháng 3, và thế bế tắc này có thể buộc Tổng thống Sergio Mattarella triệu tập quốc hội trong những ngày tới và yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử sớm vào ngày 29/7.

italy co the tro thanh hy lap thu hai nhung hau qua se tham khoc hon
Ông Carlo Cottarelli được chỉ định làm thủ tướng Italy lâm thời nhưng không được các đảng lớn ủng hộ để thành lập chính phủ mới. Nguồn: Andreas Solaro/AFP.

Ngân hàng trung ương Italy ngày 29/5 cảnh báo nước này chỉ còn “vài bước ngắn” nữa sẽ đánh mất lòng tin của nhà đầu tư, khi thị trường tài chính trải qua đợt bán tháo lớn nhất trong nhiều năm do lo ngại các cuộc bầu cử mới có thể trở thành cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tư cách thành viên của Italy trong khu vực đồng euro.

Phản ứng dữ dội về ý tưởng một châu Âu thống nhất nổi lên khi Liên minh Châu Âu (EU) và Anh vẫn chưa thể nhất trí các điều khoản của Brexit, sau khi người Anh ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời EU hồi năm ngoái. Một động thái tương tự tại Italy sẽ giáng một đòn chí mạng lên liên minh kinh tế và chính trị 25 năm tuổi này.

Bế tắc chính trị tại Italy càng trầm trọng hơn sau khi cuộc bầu cử hồi tháng 3 giúp hai đảng dân túy lên ngôi: Phong trào 5 sao chống thành lập và đảng League chống châu Âu.

Một số nhà phân tích chính trị tin rằng sự bế tắc cuối tuần qua có thể nâng cao vị thế của hai đảng này, làm dấy lên hoài nghi về tư cách thành viên của Italy tại EU và việc sử dụng đồng tiền chung euro.

Thậm chí khi các đảng dân túy không thể thuyết phục người dân Italy rời EU, sức mạnh của họ cũng đã vượt xa so với các quan chức EU tại Brussels.

Trong nỗi ám ảnh về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, tình hình bất ổn chính trị vừa qua càng nới rộng rạn nứt chính trị giữa Đức và các nền kinh tế “bên lề” như Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha. Sự chia rẽ chính trị này sẽ càng làm phức tạp thêm các nỗ lực nhằm giải quyết gánh nặng nợ của Italy.

italy co the tro thanh hy lap thu hai nhung hau qua se tham khoc hon

Ngày 29/5, các quan chức EU cam kết tôn trọng quyền lựa chọn chính phủ của người dân Italy, sau khi ủy viên châu Âu của Đức cho rằng người dân Italy không nên bỏ phiếu cho các đảng dân túy.

“Theo lo ngại và dự đoán của tôi, những tuần tới sẽ cho thấy các thị trường, trái phiếu chính phủ và nền kinh tế Italy có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến mức có thể ra các tín hiệu để người dân không bầu cho các đảng dân túy, từ cánh tả đến cánh hữu”, ông Guenther Oettinger - ủy viên châu Âu người Đức phụ trách ủy ban ngân sách EU, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Đức.

Các nhận định này làm dấy lên phản ứng dữ đội chống Brussels và chống Đức của người dân Italy. Điều này có thể khiến họ càng ủng hộ các đảng dân túy mạnh mẽ hơn trong cuộc bầu cử tới.

Xem thêm

Trường Giang