|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Iraq phá vỡ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC?

15:17 | 06/06/2020
Chia sẻ
OPEC thậm chí sẽ không tổ chức cuộc họp nhằm quyết định gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng nếu Iraq không tuân thủ đầy đủ việc giảm nguồn cung như đã cam kết.

Không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận giảm sản lượng

OPEC cùng các nước thành viên đang tổ chức các cuộc đàm phán để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho giá dầu thô trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc Iraq không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng khiến các cuộc đàm phán này rơi vào tình trạng đình trệ, theo Oilprice.com.

Điều này có giúp lí giải cho sự trì hoãn của các cuộc đàm phán và thất bại trong việc tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, hay đó là nỗ lực của tổ chức để nhằm đạt được thỏa thuận? 

Quyết định gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC và Nga sẽ phụ thuộc nhiều vào các nước có mức độ tuân thủ thấp có sẵn sàng giảm sâu nguồn cung hơn nữa hơn không. 

Dự kiến, thỏa thuận giảm sản lượng sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 và dần được nới lỏng vào những tháng sau.

Cả Nga và Arab Saudi đều thống nhất rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng nên được kéo dài thêm ít nhất một tháng nữa, đồng thời gây áp lực cắt giảm hơn nữa đối với những nước không tuân thủ đầy đủ việc cắt giảm sản lượng.

Đây thực sự là thách thức lớn bởi nếu không tiếp tục gia hạn thỏa thuận thì lượng tồn kho dầu thô vẫn ở mức cao, và giá dầu vẫn sẽ giảm cùng với nhu cầu tiêu thụ.  

Mặc dù giá dầu thô đã tăng trở lại nhờ vào việc nới lỏng phong tỏa thì lượng tiêu thụ hiện nay vẫn thấp hơn khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày so với thời điểm trước đại dịch. 

Bên cạnh Iraq thì Nigeria, Angola và Kazakhstan cũng là những nước không tuân thủ đầy đủ việc cắt giảm sản lượng như đã cam kết, buộc OPEC phải hối thúc các nước này tiếp tục tiến hành thỏa thuận cắt giảm sản lượng. 

Trong khi cả ba nước đều đưa ra những cam kết cần thiết trong việc tuân thủ thì Iraq lại từ chối giảm sản lượng xuống mức hạn ngạch trong tháng 6.Tỉ lệ tuân thủ của OPEC trong tháng 5 được cho là khoảng 89%. 

Tuy nhiên, Arab Saudi tuyên bố rằng họ sẽ không sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu thêm một tháng nữa nếu những nước chậm trễ trong việc tuân thủ thỏa thuận, trong đó có Iraq (tỉ lệ tuân thủ chỉ đạt 42% trong tháng 5) chưa thống nhất được hành động của họ. 

OPEC thậm chí sẽ không tổ chức cuộc họp nào trong tuần này trừ khi Iraq thay đổi quyết định.

Có một điều chắc chắn là Iraq không đồng thuận với việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. 

Thực tế, Iraq cho biết sẽ hoàn thành việc cắt giảm vào cuối tháng 7 như đã cam kết theo cách mà họ đã thực hiện tháng trước. 

Cả Iraq và Nigeria đều có những trở ngại riêng trong việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. 

Đối với Iraq, nguồn thu của họ phụ thuộc vào các công ty dầu khí quốc tế, hầu hết hoạt động ở khu vực bất ổn chính trị Kurdistan. 

Một mặt, Iraq không muốn làm tổn hại đến các công ty dầu khí nước ngoài tại quốc gia này vốn đem lại nguồn thu chính cho ngân sách. Mặt khác, Iraq đã có khoảng thời gian khó khăn trong việc bình ổn khu vực Kurdistan.

Đối với Nigeria là một nước đang phát triển phụ thuộc lớn vào ngành dầu mỏ, việc cắt giảm sản lượng là một quyết định cực kì khó khăn. Tuy nhiên nước này vẫn đồng ý tuân thủ thỏa thuận, mặc dù mức độ tuân thủ trong tháng 5 của họ khá thấp.

OPEC có thực sự lo lắng về việc Iraq bơm thêm dầu? 

Arab Saudi đã đạt được chỉ tiêu hạn ngạch cho hơn một năm trong khi những nước chậm trễ tuân thủ thỏa thuận không ngừng gia tăng sản xuất khiến giá dầu vẫn ở mức giảm. 

Để bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia, Arab Saudi tăng thuế đối với hàng trăm sản phẩm khác và tăng gấp 3 lần thuế giá trị gia tăng, đồng thời ngừng phân phát các khoản trợ cấp cho người dân nước này. 

Trước đó sự bất đồng giữa Nga và Arab Saudi- hai ông lớn trong ngành dầu khí - trong việc thống nhất gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã châm ngòi cho cuộc chiến giá mới,  đẩy thế giới vào tình trạng dư thừa nguồn cung và giá cả biến động trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. 

H.Mĩ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.