iPhone 14 là chiếc điện thoại 'thuần Trung Quốc' nhất của Apple
Theo tờ GizChina, thế hệ điện thoại thông minh mới của Apple - iPhone 14 là một chiếc điện thoại "thuần Trung Quốc" nhất của nhà Táo khuyết, so với các thế hệ cũ. Chiếc smartphone này sử dụng ít nhất ba bộ nhớ flash từ Western Digital, Toshiba và Yangtze River Storage.
Lần đầu tiên, Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) cung cấp chip nhớ flash cho Apple. Dù YMTC chỉ mới thành lập vào năm 2016 nhưng chip NAND mới và bộ nhớ flash 3D TLC thế hệ thứ tư do hãng tự phát triển đã đạt tới 232 lớp. Điều này có thể so sánh với những gã khổng lồ hạng nhất trong ngành như Western Digital và Toshiba. YMTC cũng đã từng cung cấp chip nhớ cho Huawei.
Tuy nhiên, Apple đang gặp khó khi vấp phải làn sóng phản đối từ các thượng nghị sĩ Mỹ phản đối với YMTC. Họ cho rằng điều này sẽ mang lại những lỗ hổng lớn về quyền riêng tư và bảo mật. Trước sức ép từ Mỹ, Apple tuyên bố rằng iPhone sử dụng chip nhớ của YMTC sẽ chỉ bán ra tại Trung Quốc.
Theo một phân tích về Apple từ Bloomberg Intelligence, Apple cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, khi chuyển dịch sản xuất iPhone 14 sang Ấn Độ. Nhà cung ứng lớn nhất của họ là Foxconn đã đồng ý đầu tư 300 triệu USD để mở rộng nhà máy tại Việt Nam.
- TIN LIÊN QUAN
-
Nikkei: YMTC - niềm hy vọng ngành chip nội địa Trung Quốc, vừa bị Apple chấm dứt hợp tác 18/10/2022 - 16:38
Dẫu sức ép từ chính phủ Mỹ, nếu thiếu Trung Quốc, Apple sẽ vô cùng đau đầu. iPhone có những yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt đối với tất cả các loại phần cứng được sử dụng. Việc có thể thâm nhập vào chuỗi cung ứng của Apple chứng tỏ rằng chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp đang ở mức cao nhất. Bloomberg Intelligence ước tính sẽ mất khoảng 8 năm để chuyển 10% công suất sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc - nơi có khoảng 98% iPhone của Apple đang được sản xuất.
Trong danh sách các nhà cung cấp được Apple công bố lần đầu tiên vào năm 2012, 156 công ty đã được chọn. Trong số này, chỉ có 8 công ty Trung Quốc. Đến năm 2020, trong số 200 nhà cung cấp chính hàng đầu, có 96 nhà sản xuất Trung Quốc.
Như vậy, các thương hiệu Trung Quốc chiếm gần một nửa trong tổng chuỗi cung ứng iPhone. Đến năm 2021, thêm 12 công ty Trung Quốc đại lục đã được thêm vào danh sách nhà cung cấp của Apple.
Theo thống kê của Jiwei.com, trong số các nhà cung cấp Trung Quốc, 48 nhà cung cấp được liệt kê trên thị trường A-share. Chiếm thị phần lớn nhất là Luxshare Precision và Goertek. Các công ty này cung cấp cho Apple các đầu nối và thiết bị âm học.
GizChina cho biết mọi bộ phận của dòng iPhone 14 đều sử dụng công nghệ của Trung Quốc, từ bên ngoài vào trong. Màn hình OLED của iPhone 14 series cũng là của các công ty Trung Quốc.
Theo truyền thông Mỹ, tất cả các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc đã chiếm 25% tổng giá trị của iPhone 14. Tuy nhiên, Apple đưa ra những tiêu chuẩn rất cao và không dễ gì để đạt được. Vào năm 2021, Apple loại 34 công ty Trung Quốc, bao gồm cả OFILM, khỏi danh sách nhà cung cấp mà không cảnh báo trước.
Điều này khiến lợi nhuận của OFILM, công ty từng là công ty số một thế giới về các lô hàng mô-đun camera điện thoại di động, giảm 90%, đẩy công ty tới bờ vực phá sản. Đài CCTV từng đưa ra lời kêu gọi đối với các nhà cung cấp Trung Quốc: “Chúng ta phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Apple và đa dạng hóa các layout của mình”.
Với những bài học kinh nghiệm, các nhà cung cấp hiện tại đang bắt đầu dần dần thoát khỏi “sự phụ thuộc vào Apple”. Tuy vậy, việc này cần cả một quá trình vì doanh số lẫn hoạt động sản xuất của Apple tại Trung Quốc đã chứng minh sự không thể tách rời của nhà sản xuất iPhone với quốc gia tỷ dân này.
Trong giai đoạn 2020-2021, nhà cung ứng Luxshare Precision nhận được 63,843 tỷ nhân dân tệ và 114,056 tỷ nhân dân tệ doanh thu từ Apple Pay. Hoạt động kinh doanh của Apple chiếm 69% và 74% tổng doanh thu của Luxshare.
Đằng sau tổng doanh thu 114,056 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021, Luxshare Precision sẽ chỉ đạt lợi nhuận ròng 7,1 tỷ nhân dân tệ. Rõ ràng, tổng doanh thu đã tăng gấp đôi, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 2,14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, làm ăn với Apple dựa trên nguyên tắc "có đi có lại". Apple sẽ chỉ tăng đơn đặt hàng nếu đối tác đưa ra các điều khoản rẻ hơn.