|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Indonesia nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo trước tháng Ramadan

02:00 | 05/03/2024
Chia sẻ
Để đảm bảo nhu cầu lương thực cho tháng Lễ ăn chay Ramadan và lễ hội Eid al-Fitr đang đến gần, Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) đã thực hiện các biện pháp chủ động bằng cách nhập khẩu gạo từ Thái Lan và Pakistan để tăng cường dự trữ lương thực quốc gia.

Giám đốc điều hành của Bulog, ông Bayu Krishnamurti ngày 3/3 cho biết, nước này đã nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo từ Thái Lan và Pakistan để tăng cường lượng gao dự trữ trong kho của Bulog. Số gạo trên hiện đang được vận chuyển sang Indonesia và sẽ bổ sung vào kho dự trữ hiện quốc gia.

Ông Bayu Krishnamurti nhấn mạnh: “Bulog hiện đang duy trì khoảng 1,3 triệu tấn gạo và số lượng gạo dự trữ sẽ được tăng cường hơn nữa với với hợp đồng bổ sung 300.000 tấn từ các đối tác truyền thống”.

Theo ông Bayu Krishnamurti, quyết định nhập khẩu gạo được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời nhấn mạnh rằng chiến lược nhập khẩu gạo của Bulog nhằm mục đích đáp ứng nhất quán các yêu cầu dự trữ lương thực của chính phủ.

Sáng kiến này của Bulog là một bước đi chủ động nhằm đảm bảo nguồn cung gạo dồi dào trong mùa lễ hội và duy trì an ninh lương thực trong bối cảnh nhu cầu tăng cao. Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), giá gạo trong tháng 2 đã tăng mức cao nhất trong lịch sử những năm gần đây. Gạo và một số thực phẩm thiết yếu có xu hướng tăng giá trước thềm tháng ăn chay Ramadan. Tuy nhiên, năm nay giá cao hơn so với các năm trước do nguồn cung hạn chế. Trong tháng 2/2024, các loại giao chất lượng cao, trung bình và chất lượng thấp đều lần lượt tăng 22,91%, 25,32% và 30,53% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong cuộc họp nội các vào tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã kêu gọi các bộ trưởng giải quyết tình trạng giá lương thực tăng cao trước tháng Ramadan. ông Jokowi đã ủy quyền cho Bulog nhập khẩu 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tháng 1 và tháng 2, sản lượng sản xuất gạo trong nước thấp hơn nhu cầu cả nước 2,8 triệu tấn.

Trong khi đó, ông Jokowi ngày 4/3 cho biết chính phủ đang nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và khẳng định giá nhiên liệu sẽ duy trì ổn định, không tăng trong thời gian tới. Ông Jokowi nói rằng, công ty dầu khí nhà nước Pertamina sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân về chính sách bình ổn giá nhiên liệu trong thời gian tới.

Trước đó, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế, Airlangga Hartarto, xác nhận rằng giá nhiên liệu của Pertamina sẽ không thay đổi cho đến tháng 6 năm 2024. Chính sách này áp dụng cho cả nhiên liệu được trợ cấp và không được trợ cấp.

Ông Hartarto cho hay, Pertamina thường xuyên xem xét và điều chỉnh giá dầu hàng tháng để đảm bảo sự ổn định và sẵn có cho người dân. Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiên liệu luôn được duy trì ổn định. Theo thông tin công bố, giá xăng Pertamax vẫn ở mức 12.950 Rp/lít (khoảng 0,8 USD), Pertamax Turbo ở mức 14.400 Rp/lít, Dexlite ở mức 14.550 Rp/lít và Pertamina Dex ở mức 15.100 Rp/lít./.

Văn Phong (P/v TTXVN tại Jakarta)

Nghiên cứu giảm thuế phí năm 2025, kéo dài thời gian giảm 2% VAT đến tháng 6/2025
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm tổng kết, đánh giá, đề xuất ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.