IMF: Trung Quốc và thị trường mới nổi cần cảnh giác với rủi ro từ chi phí vay mượn toàn cầu tăng cao
Ảnh: CNBC |
Ông Zhang tham gia IMF vào năm 2016, trước đó là Phó Thống đốc của ngân hàng trung ương Trung Quốc, vì vậy kết quả nghiên cứu của ông rất được coi trọng.
Trong sự kiện họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh, ông Zhang trả lời phỏng vấn CNBC rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trải qua những thay đổi lớn, khi chuyển đổi thành nền kinh tế dẫn đầu về tiêu thụ, nhưng giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa giá rẻ tới các quốc gia khác trên thế giới.
“Quá trình này đang diễn ra, nó nên tiếp tục, và dĩ nhiên tăng trưởng nợ một cách nhanh chóng trong thời điểm này cần phải được chú ý. Chúng tôi nhận thấy các nhà chức trách đang áp dụng nhiều biện pháp, và những biện pháp này thực sự đã mang lại những kết quả tích cực”, ông Zhang nói.
Các thị trường mới nổi cần sự phát triển lớn
Một số nhà đầu tư lo ngại rằng chi phí vay mượn gia tăng tại Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc và những thị trường mới nổi khác ở châu Á.
Ông Zhang cho biết các thị trường này vẫn cần những sự thay đổi lớn.
“Chúng tôi nhận thấy đối với sự phát triển tại những thị trường mới nổi, quốc gia thu nhập thấp, họ có nhu cầu lớn đối với sự phát triển, tuy nhiên cũng cần chú ý tới cách để sử dụng khoản tiền đó một cách thông minh và đảm bảo chi tiêu khu vực công hoặc các khoản vay mới có thể bền vững”, ông nói.
Theo báo cáo tài chính ổn định của quỹ, các thị trường mới nổi có thể trở nên rất nhạy cảm nếu giá cổ phiếu và bất động sản giảm.
Ông Zhang cũng thừa nhận rằng tăng trưởng quá nóng trong 1 thập kỷ qua, thị trường mới nổi đang ở vị thế mạnh hơn 10 hoặc 20 năm trước, khi khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra. Tuy nhiên, không thể nói rằng việc lãi suất toàn cầu được dự kiến gia tăng sẽ không tạo ra vấn đề.
“Một thử thách thực sự đang đến”, ông Zhang nói.
Hết sức cẩn trọng
Một vấn đề khiến các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư lo lắng trong buổi họp hàng năm của IMF là giá tài sản toàn cầu đang bỏ qua nhiều rủi ro chính trị và địa chính trị lớn, như căng thẳng về Triều Tiên.
“Chúng ta cần phải cảnh giác. Chúng ta đang có động lực tốt, nhưng cũng cần phải cận thận và đảm bảo rằng rủi ro lao dốc hay bất kỳ rủi ro nào, luôn ở trong đầu của chúng ta. Sẽ không có thời gian cho sự thỏa mãn, chúng ta cần kết thúc sự cỉa cách ”, ông nói.