IMF: Cần tăng cường gối đệm để đối phó với các cú sốc
IMF: EU là lực lượng chiến lược trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung | |
Hội nghị Mùa xuân IMF – WB: Các quan chức tài chính hàng đầu nói gì về nền kinh tế thế giới? |
Triển vọng tích cực
Báo cáo Tham Vấn Điều IV 2018 với Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa được công bố đánh giá cao triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những kết quả đạt được của năm 2017 và kỳ vọng các hoạt động cải cách sẽ được tăng cường.
Theo đó, hoạt động kinh tế vững chắc trong năm 2017 được hỗ trợ bởi sự ổn định của khu vực tài chính và KTVM, các hoạt động đẩy mạnh cải cách kinh tế, và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mạnh mẽ qua đó cho phép chuyển đổi cơ cấu và tăng mức tăng trưởng tiềm năng. Đà kinh tế mạnh mẽ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục.
Nền kinh tế cũng được tạo điều kiện thuận lợi bởi điều kiện tài chính thuận lợi, bảng cân đối của ngân hàng mạnh mẽ hơn, môi trường kinh doanh cải thiện khi các cải cách tiếp tục được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng, cổ phần hóa DNNN và các thủ tục hành chính (TTHC) được cắt giảm. Thặng dư tài khoản vãng lai cũng gia tăng nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, đồng USD suy yếu đã giúp các dòng vốn chảy vào mạnh mẽ.
Ngoài ra, NHNN đã duy trì tỷ giá chặt chẽ và tích lũy được thêm 12,5 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong năm 2017.Cụ thể, IMF nhận định nền kinh tế năng động, cởi mở của Việt Nam đã có một năm 2017 bội thu. Tăng trưởng đạt mức trên 6,8% trong khi lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4% nhờ giá lương thực thấp và tỷ giá ổn định. Tiêu dùng cá nhân tiếp tục được thúc đẩy bởi sự di cư từ nông thôn ra thành thị, thu nhập tăng cao và tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
“Các động lực kinh tế mạnh mẽ trên dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2018, nhờ được hỗ trợ bởi cải cách, sản lượng tiềm năng cao hơn, phục hồi toàn cầu, và cam kết ổn định KTVM và tài chính. Tăng trưởng được dự báo ở mức 6,6% vào năm 2018, mặc dù mục tiêu TTTD được thắt chặt nhẹ (xuống dưới 17%). Lạm phát được dự báo sẽ tăng lên do giá dầu cao hơn, giá các hàng hóa dịch vụ do nhà nước quản lý cũng tăng dần nhưng lạm phát cả năm dự kiến vẫn chỉ dưới mục tiêu 4%”, báo cáo nhận định. IMF cũng đưa ra triển vọng tích cực trong trung hạn: “Nếu xu hướng hiện tại được duy trì và các cải cách được tiếp tục với tốc độ hiện tại, việc đạt được tăng trưởng kinh tế 6,5%/năm giai đoạn sau năm 2018 vẫn khả thi. Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng”.
Thống kê và một số dự báo trong Tham Vấn Điều IV 2018
Thách thức và rủi ro vẫn còn phía trước
Mặc dù nền tảng sức mạnh kinh tế gia tăng nhưng hạn chế năng lực vẫn tồn tại, các rủi ro bên trong và bên ngoài cũng như các thách thức dài hạn vẫn hiển hiện phía trước. Một trong những thách thức được chỉ ra là các gối đệm tài chính vẫn còn mỏng, khung chính sách KTVM còn thiếu linh hoạt nên sẽ khó khăn trong việc quản lý và đối phó với các cú sốc bên ngoài.
Tham vấn Điều IV năm nay khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ hiện nay để tạo ra cơ hội cho những cải cách tham vọng hơn, qua đó tăng cường tạo lập sân chơi công bằng thông qua giải quyết những vấn đề còn tồn tại, cũng như những hạn chế về năng lực và khả năng đối phó với các rủi ro trong tương lai.
Trong đó, chính sách tài khóa cần nhấn mạnh đến việc củng cố chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển lớn và đảm bảo rằng Việt Nam có không gian tài khóa có thể đáp ứng những thách thức trong dài hạn. “Đưa trần nợ công xuống thấp hơn giới hạn hiện tại sẽ là cần thiết để tạo thêm dư địa tài khóa, nhằm đáp ứng cho các nhu cầu phát triển lớn trước khi Việt Nam chính thức bước vào quá trình già hóa dân số”, báo cáo khuyến nghị.
Củng cố tài khóa mạnh hơn cũng có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng trung hạn nếu dựa vào các biện pháp cấu trúc tài khóa có chất lượng cao cũng như các biện pháp để thúc đẩy đầu tư tư nhân. Các cải cách nên tập trung vào việc mở rộng cơ sở thuế; giảm chi tiêu hành chính và tiền lương; duy trì chi tiêu xã hội thông qua thiết kế tốt an sinh xã hội và cải cách dịch vụ công; bảo vệ và nâng cao chất lượng đầu tư công…
Cũng theo IMF, những cải cách đang diễn ra nhằm giảm bớt ảnh hưởng của vai trò Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng và thúc đẩy khu vực tư nhân trong dẫn dắt tăng trưởng là những bước đi đúng hướng và cần được tăng tốc nếu Việt Nam muốn đối phó được với những thách thức về số hóa, biến đổi khí hậu và tình trạng già hóa dân số. Điều này cũng sẽ giúp giải quyết các rào cản còn tồn tại đối với đầu tư và nâng cao năng suất lao động.
Khu vực tài chính cũng được IMF đánh giá đã có sự cải thiện trong năm 2017. Một khu vực tài chính mạnh hơn có thể giúp nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính để phục vụ nền kinh tế và đầu tư trong nước. Tuy nhiên, theo IMF, để tiếp tục duy trì và tăng cường ổn định KTVM, chính sách tiền tệ cần được siết chặt hơn bằng cách tiếp tục giảm dần mục tiêu TTTD để phù hợp với những cải thiện về độ sâu của thị trường tài chính.
Tham vấn lần này đánh giá, mục tiêu TTTD thấp hơn 17% đặt ra cho năm 2018 giúp thắt chặt điều kiện tín dụng hơn nhưng vẫn cần phải giảm thêm nữa trong những năm tới. Bởi nếu để TTTD và giá tài sản tăng mạnh có thể sẽ góp phần tạo nên những rủi ro mới trong hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, để giảm các dòng vốn đầu cơ cũng như giúp hấp thụ tốt hơn trước các cú sốc thì biên độ biến động của tỷ giá hiện tại cũng cần nghiên cứu cho phép linh hoạt hơn. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối cần tiếp tục được tích lũy nhưng nên ở mức từ từ và can thiệp cần đi kèm với quản lý thanh khoản một cách chủ động.
Trong tương lai, một yếu tố quan trọng là cần cải thiện chất lượng dữ liệu và xây dựng một khuôn khổ pháp lý vĩ mô để chủ động quản lý rủi ro. Theo đó, việc hiện đại hóa khung tiền tệ cũng nên bắt đầu, theo hướng dần loại bỏ các mục tiêu tín dụng để đạt được phân bổ vốn dựa trên thị trường nhiều hơn và cải thiện quản lý rủi ro của ngân hàng. Đồng thời, cần dần chuyển sang giai đoạn điều hành theo lạm phát mục tiêu, cải thiện cơ chế truyền tải tiền tệ và linh hoạt hơn về tỷ giá hối đoái.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/