Hội nghị Mùa xuân IMF – WB: Các quan chức tài chính hàng đầu nói gì về nền kinh tế thế giới?
Hội nghị mùa Xuân IMF - WB: Mỹ bị yêu cầu miễn trừ hoàn toàn đánh thuế các sản phẩm của EU | |
Hội nghị mùa Xuân IMF-WB cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ |
Nhận định của ông Lipton thu hút sự quan tâm tại Hội nghị Mùa xuân giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Washington, nơi triển vọng kinh tế mạnh mẽ nhất từ năm 2011 đang tạo ra tâm lý lạc quan bất chấp lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ chiếm phần lớn chương trình nghị sự.
Ông David Lipton. Nguồn: Angel Navarrete/Bloomberg. |
Dù giữ nguyên triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay và năm tới ở mức 3,9% so với dự báo vào tháng 1, IMF vẫn cảnh báo nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong đó, mức nợ cao kỷ lục được xem là mối đe dọa đến sự ổn định tài chính và các quan chức cảnh báo tăng trưởng sẽ giảm dần khi các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, gói kích thích tài chính của Mỹ giảm và tăng trưởng của Trung Quốc đi xuống.
Căng thẳng thương mại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết đang cân nhắc chuyến thăm Trung Quốc và đang “lạc quan một cách thận trọng” về khả năng đạt được một thỏa thuận nhằm tránh dựng lên hàng rào thuế quan. Các quan chức tham dự hội nghị cho biết một cuộc chiến tranh thương mại vẫn là một trong những quan ngại lớn nhất của họ hiện nay.
Thông cáo của ủy ban cố vấn IMF công bố vào ngày 21/4 cho thấy sự bi quan ngày càng tăng kể từ cuộc họp của cơ quan này vào tháng 10 năm ngoái. Giám đốc Điều hành IMF Christine Lagarde cảnh báo niềm tin doanh nghiệp sẽ bị một đòn giáng mạnh.
Các ngân hàng trung ương
Các thống đốc ngân hàng trung ương lo ngại cuộc chiến tranh thương mại sẽ tạo ra các hiệu ứng tiêu cực lên nền kinh tế hơn bất kỳ tác động của loại thuế quan nào lên lạm phát. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Colombia cho rằng, chiến tranh thương mại sẽ “mang tính hủy diệt”, trong khi người đồng cấp Paraguay cho biết nó sẽ “tồi tệ cho tất cả”, còn Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mô tả chủ nghĩa bảo hộ là một thứ “rất không được hoan nghênh”.
Dự báo tăng trưởng GDP của IMF trong năm nay và năm tới. |
Rủi ro tài chính
Trong khi thương mại trở thành chủ đề áp đảo tại hội nghị năm nay, IMF cũng cảnh báo các mối đe dọa tài chính. Theo IMF, các rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã gia tăng trong 6 tháng qua và điều này có thể khiến con đường phía trước của các thị trường trở nên gồ ghề hơn trong những tháng tới.
Đặc biệt, IMF lo ngại các thị trường có thể đang xem nhẹ mối đe dọa của cú sốc lạm phát tại Mỹ, nơi chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày càng tăng cường gói kích thích tài khóa khi thị trường lao động sắp được lấp đầy hoàn toàn.
Lạm phát tăng vọt có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất nhanh hơn dự đoán, một động thái có thể tạo ra những “cơn sóng thần” trên các thị trường mới nổi.
IMF cảnh báo, nợ công và nợ cá nhân trên toàn cầu đã chạm kỷ lục 164 nghìn tỷ USD. Lãi suất tăng sẽ thử thách khả năng tái cấp tài chính của bên vay nợ.
Đáp trả của Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Với thái độ trách móc hiếm hoi, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thúc giục IMF giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế thế giới sau khi một quan chức IMF cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tiếp cận vấn đề một cách sai lầm.
Ông Mnuchin cho rằng sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu đang cao hơn gần 1/3 so với thời điểm những năm 80 và 90 của thế kỷ trước và không cho thấy dấu hiệu dừng lại.
Các quốc gia có “thặng dư thương mại liên tục” cần tham gia vào quá trình tái cân bằng thương mại, trong khi IMF phải càng có tiếng nói mạnh mẽ hơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết.
“IMF phải gánh vác trách nhiệm về vấn đề này, thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và liên tục cảnh báo khi có quốc gia thành viên nào duy trì kinh tế vĩ mô, tỷ giá ngoại tệ và chính sách thương mại tạo điều kiện cho cạnh tranh bất bình đẳng hoặc dẫn đến tăng trưởng mất cân bằng”, ông Mnuchin cho biết.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Nguồn: Andrew Harrer/Bloomberg. |
Công nghệ
Cuộc họp của IMF cũng thảo luận nhiều về sự thống lĩnh của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Facebook và Google. Năm qua là một năm mà các hãng công nghệ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn. Facebook liên tục hứng chịu làn sóng chỉ trích do làm rò rỉ thông tin của hàng triệu người dùng. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cũng liên tục công kích Amazon vì không đóng thuế đầy đủ và không trả đủ phí cho Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS).
Bà Lagarde cho biết “quá nhiều sự tập trung, quá nhiều quyền lực thị trường trong tay một nhóm thiểu số sẽ không có lợi”.
Giám đốc Điều hành IMF Christine Lagarde. Nguồn: Tân Hoa Xã. |