|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ICO: Báo cáo thị trường cà phê thế giới tháng 2/2020

07:29 | 24/03/2020
Chia sẻ
Trong năm 2019 - 2020, tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo vượt sản lượng là 0,48 triệu bao, nhưng COVID-19 mang tới rủi ro suy yếu trong tiêu thụ cà phê toàn cầu.

Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết trong tháng 2, giá cà phê tổng hợp ICO duy trì xu hướng ảm đạm, trung bình đạt 102 USD/pound vì giá của toàn bộ nhóm cà phê đều giảm.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá cà phê arabica Colombia và arabica từ các quốc gia khác phình to, tăng hơn hai lần lên 10,93 USD/pound.

Về hoạt động thương mại, tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới ghi nhận ở 10,29 triệu bao trong tháng 1, giảm so với 11,14 triệu bao của cùng kì năm 2019. Và xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm cà phê 2019 - 2020 đã giảm 5% xuống 39,53 triệu bao.

Trong đó, xuất khẩu từ hai khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới giảm trong giai đoạn tháng 10/2019 - tháng 1/2020. Xuất khẩu từ Nam Mỹ giảm 9,8% xuống 19,86 triệu bao và từ châu Á & châu Đại Dương giảm 5,4% xuống 12,21 triệu bao.

Mặc dù vậy, xuất khẩu từ Nam Phi báo cáo tăng 9,5% lên 4,38 triệu bao vì xuất khẩu từ ba nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực đều tăng. Xuất khẩu từ Trung Mỹ & Mexico cũng tăng 1,7% lên 3,07 triệu bao.

Trong năm 2019 - 2020, sản lượng cà phê trên thế giới ước đạt 168,86 triệu bao, giảm 0,8% so với năm cà phê 2018 - 2019. Cụ thể, sản lượng cà phê arabica dự báo giảm 4,9% xuống 96,37 triệu bao trong khi sản lượng cà phê robusta ước tăng 3,7% lên 72,5 triệu bao.

Tiêu thụ cà phê của thế giới ước đạt 169,34 triệu bao, giảm 0,7% so với năm trước, nhờ sự tăng trưởng đáng chú ý về tiêu thụ tại châu Âu và Nam Mỹ.

Vì vậy, ICO dự báo tiêu thụ cà phê thế giới vượt sản lượng là 0,48 triệu bao, nhưng COVID-19 mang tới rủi ro suy yếu trong tiêu thụ cà phê toàn cầu.

Chi tiết báo cáo thị trường cà phê thế giới tháng 2/2020 (bản gốc bằng tiếng Anh) của ICO tại đây:

Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.