|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

iBond lãi cao, rủi ro nhiều

15:34 | 26/05/2018
Chia sẻ
Trái phiếu doanh nghiệp lãi suất hấp dẫn nhưng rủi ro nên nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua.

Trong lúc chứng khoán giảm, nhà đất tăng cao, lãi suất ngân hàng (NH) thấp… nhiều doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn đang thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, đa phần trái phiếu DN ikhông thể minh bạch, rõ ràng đến từng nhà đầu tư mà chỉ thông qua mạng lưới môi giới.

Kênh tiền gửi lãi cao

Sau hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ cho các tổ chức, nhà đầu tư lớn thì hiện nay hình thức phát hành trái phiếu DN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân (iBond) đang nở rộ. Nhiều thông tin chào mời mua iBond cho nhà đầu tư với lãi suất hấp dẫn. Cụ thể, Công ty Chứng khoán Techcom (TCBS) đang chào bán trái phiếu Công ty Nam Hà Nội với lãi suất 9,1%, cao hơn lãi suất NH cùng kỳ hạn từ 1,8%-2,6%. TCBS cũng đang rao bán trái phiếu Novaland kỳ hạn 7 tháng lãi suất lên đến 7,16%, kỳ hạn 9 tháng lãi suất 7,48% và kỳ hạn 15 tháng lãi suất 7,87%. Trái phiếu của Tập đoàn Vingroup kỳ hạn 29 tháng lãi suất 9,11%, kỳ hạn ngắn hơn 20 tháng lãi suất 8,65%...

ibond lai cao rui ro nhieu
Nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu trên sàn Ảnh: Hoàng Triều

Quỹ Đầu tư cổ phiếu Techcom (TCBF) cho biết 2 tuần qua đã có thêm 209,8 tỉ đồng trái phiếu iBond trên 45 tỉnh, thành cả nước tham gia vào sản phẩm này. Ngoài mức lãi suất hấp dẫn hơn tiền gửi, iBond còn đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của khách hàng với 100% nhu cầu bán lại của khách hàng đã được đáp ứng.

Theo TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, phát triển thị trường nợ là cần thiết và rất tốt cho nền kinh tế, trong đó bao gồm phát hành trái phiếu DN. Việc phát triển thị trường nợ giúp DN giảm sự lệ thuộc vào NH cũng như các khoản vay không minh bạch từ NH. Những năm gần đây, phát triển thị trường nợ chủ yếu dừng lại ở trái phiếu Chính phủ và một số trái phiếu chính quyền địa phương chứ không có trái phiếu DN tư nhân. Điều đó cho thấy cần sự phát triển của thị trường trái phiếu kể cả iBond. Thị trường này phát triển song song với thị trường tài chính giúp thị trường tốt hơn, đa dạng hơn từ đó sẽ giảm nợ xấu; các loại trái phiếu DN cũng sẽ được phân loại để hình thành lãi suất…

Tránh hệ lụy về sau

Phó Tổng Giám đốc một NH thương mại nhận định thị trường trái phiếu DN trước đây chưa phát triển mạnh. Hầu hết các đơn vị phát hành mới đây như Masan, Novaland… đã được Công ty Tài chính Techcom bao tiêu, sau đó bán lại cho khách hàng cá nhân. Thực tế, việc phát hành trái phiếu DN tương tự hình thức cấp tín dụng nhưng các NH thường ít sâu sát hơn trong khâu kiểm tra mục đích vay nên về thời gian vay thuận lợi hơn vay tín dụng. Đây cũng là một kênh huy động tốt cho DN trong bối cảnh lãi suất thấp.

Cũng theo vị này, thông tin phát hành trái phiếu có trong bản cáo bạch công bố khi phát hành. Tuy nhiên, khi các tổ chức bao tiêu phát hành ra cho cá nhân nhỏ lẻ thì rất khó để phân tích cho một nhà đầu tư cá nhân thông thường hiểu và tiếp cận. "DN thường phát hành trái phiếu dài hạn. Rủi ro lớn thì lợi nhuận cao. Vì vậy các nhà đầu tư nên cân nhắc khi quyết định chọn kênh đầu tư trái phiếu DN để bảo đảm tối đa hóa khoản đầu tư của mình" - vị này chia sẻ.

TS Lê Đạt Chí lưu ý nhà đầu tư cá nhân đầu tư trái phiếu phải tìm hiểu thông tin, chỉ mua của DN có hồ sơ bảo đảm, DN định kỳ phải có báo cáo cụ thể cho nhà đầu tư. "Thường các khoản vay NH có bảo đảm tài sản trong khi trái phiếu loại úp mở hiện nay gần như không có tài sản bảo đảm nên xếp vào nhóm rủi ro cực cao. Các loại trái phiếu này không được sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường và thiếu minh bạch về khả năng chi trả nghĩa vụ nợ trong tương lai" - TS Chí cho biết.

Với những trường hợp này, khi có vướng mắc, nhà đầu tư cá nhân sẽ thiệt thòi hơn vì công ty phát hành, NH bảo lãnh và công ty "thầu" (đơn vị mua trái phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ) liên quan nhau và có sự đánh lận bằng hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt, nếu có sự cố tranh chấp về thanh toán nợ thì mức độ tác động thị trường sẽ rộng hơn, phức tạp hơn vì liên quan đến nhiều nhà đầu tư cá nhân.

Cơ quan chức năng cần sớm giám sát chặt hơn nữa kênh huy động vốn này để tạo thuận lợi hơn cho việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho DN. Cần phải có quy định pháp lý và giám sát việc phát hành, nghĩa vụ công bố thông tin để nhà đầu tư đánh giá khả năng thanh toán của DN… để bảo vệ nhà đầu tư.

"Hiện nay, trái phiếu DN đứng sau các khoản nợ có tài sản bảo đảm, nợ CB-CNV… và chỉ xếp trên cổ đông mua cổ phiếu trên sàn nên nhà đầu tư sẽ thiệt thòi nhiều khi có rủi ro, sự cố trong thanh toán. Vì vậy, trước khi quyết định chi tiền đầu tư, người mua cần có kiến thức phân tích tài chính DN, đánh giá khả năng chi trả trong tương lai của đơn vị phát hành" - ông Chí nói.

ibond lai cao rui ro nhieu Phát triển thị trường vốn để hỗ trợ doanh nghiệp
ibond lai cao rui ro nhieu Năm 2018, mục tiêu huy động 27.600 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ
ibond lai cao rui ro nhieu Dự thảo Nghị định phát hành trái phiếu doanh nghiệp: hạn chế, bất cập, thiếu tính thống nhất

Sơn Nhung

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.