|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định phát hành trái phiếu doanh nghiệp: hạn chế, bất cập, thiếu tính thống nhất

16:08 | 31/12/2017
Chia sẻ
Dự thảo nghị định phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập - Đó là góp ý của Luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn Luật sư TP HCM về dự thảo này.
du thao nghi dinh phat hanh trai phieu doanh nghiep han che bat cap thieu tinh thong nhat Sửa cơ chế trái phiếu doanh nghiệp, gỡ vướng nhưng vẫn… mắc
du thao nghi dinh phat hanh trai phieu doanh nghiep han che bat cap thieu tinh thong nhat Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ thêm khó?

Ông có đánh giá như thế nào về lần sửa đổi này, thưa ông?

Trước hết, việc sửa đổi nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết bởi lẽ Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tỏ ra lỗi thời vì Luật Doanh nggiệp mới 2014 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 với những quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thực tế, cũng như Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định cũng đã chỉ ra, Nghị định 90/2011/NĐ-CP mặc dù có những tác động tích cực nhưng vẫn tồn tại không ít hạn chế, bất cập nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, chẳng hạn những hạn chế, bất cập về phạm vi phát hành trái phiếu riêng lẻ, về điều kiện phát hành trái phiếu,…

Dự thảo nghị định cũng đã cố gắng khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Nghị định 90/2011/NĐ-CP, có nhiều điểm tiến bộ như: thống nhất hóa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp; có nhiều quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn như cho doanh nghiệp huy động vốn thành nhiều đợt theo phương thức phát hành trái phiếu làm nhiều đợt (nhưng tối đa không quá 12 tháng); sửa đổi quy định về báo cáo tài chính trong hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho phù hợp hơn; sửa đổi quy định về công bố thông tin để tăng cường tính công khai, minh bạch,…

Tuy nhiên, chính dự thảo nghị định cũng tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định.

Cụ thể, đó là những bất cập nào, thưa ông?

Về mặt kỹ thuật, vẫn còn những hạn chế, bất cập, thiếu tính thống nhất giữa quy định tại dự thảo nghị định và không phù hợp với quy định của luật liên quan.

Chẳng hạn, định nghĩa về trái phiếu. Theo khoản 1 Điều 4 Dự thảo nghị định: “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ một năm (01 năm) trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu”, trong khi đó khoản 3 Điều 6 Luật Chứng khoán lại quy định như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”. Do đó, cần phải thống nhất về mặt định nghĩa giữa quy định của luật và dự thảo nghị định.

Ngoài ra, khoản 8 Điều 4 Dự thảo Nghị định giải thích “Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành” cũng không thật sự chuẩn xác và điểm b khoản 1 Điều 11 Dự thảo Nghị định về điều kiện phát hành trái phiếu yêu cầu doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động tối thiểu từ một (01) năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy phép kinh doanh là không phù hợp, chỉ cần quy định theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho thống nhất hoặc không cần quy định này vì đã có điều kiện kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm trước liền kề của năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định.

Về điều kiện phát hành trái phiếu tại Điều 11 Dự thảo thì chỉ cần giữ một trong hai điều kiện “có lãi” hoặc điều kiện về thời hạn hoạt động.

Chưa hết, về mệnh giá trái phiếu, khoản 2 Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định Mệnh giá trái phiếu là một tỷ (1.000.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một tỷ (1.000.000.000) đồng Việt Nam. So với quy định cũ tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP, Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng, các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng (Điều 9) là một sự thay đổi quá lớn và mệnh giá trái phiếu quá lớn. Mệnh giá quá lớn sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán hiện hành cũng chỉ quy định “Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam” (khoản 2 Điều 10).

du thao nghi dinh phat hanh trai phieu doanh nghiep han che bat cap thieu tinh thong nhat

Luật sư Kiều Anh Vũ cho rằng, Dự thảo Nghị định Phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, bất cập, thiếu tính thống nhất.

Rõ ràng nếu quy định của pháp luật còn những hạn chế, bất cập thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi trên thực tế. Các doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, không đạt được mục đích sửa đổi, bổ sung Nghị định và không đáp ứng được mục tiêu, kỳ vọng của doanh nghiệp trong việc huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu.

Vậy đề xuất của ông để sửa đổi những bất cập trên?

Các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với một số bất cập, hạn chế của Dự thảo Nghị định đã được nêu ở trên. Tựu trung lại, theo tôi cần thống nhất về mặt kỹ thuật, định nghĩa, giải thích các thuật ngữ.

Ngoài ra, tôi cho rằng phải xem xét lại điều kiện phát hành trái phiếu, chỉ giữ một trong hai điều kiện hoặc là kinh doanh có lãi hoặc là theo thời hạn hoạt động. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc lại quy định về mệnh giá trái phiếu vì mệnh giá tối thiểu là 1 tỉ đồng là quá cao, khó đáp ứng được mục tiêu huy động vốn, đồng thời cũng không phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán hiện hành.

-Xin cảm ơn ông!

Huyền Trang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.