|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

HSC: Air Asia là mối đe dọa tiềm tàng đến tăng trưởng của VietJet Air

15:43 | 04/04/2017
Chia sẻ
VJC có triển vọng tốt nhất đối với ngành hàng không và HSC giữ nguyên đánh giá nắm giữ đối với cổ phiếu này. HSC cũng đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư trung hạn có thể cân nhắc chốt lời đối với cổ phiếu trong một vài tháng tới.
hsc air asia la moi de doa tiem tang den tang truong cua vietjet air
Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air có thể bị đe dọa tăng trưởng bởi Air Asia (Ảnh: VJC)

Air Asia Bhd – công ty điều hành hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á có kế hoạch hợp tác với một công ty nội địa thành lập một hãng hàng không mới tại Việt Nam. Hãng hàng không này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018.

Air Asia sẽ thành lập một liên doanh tại Việt Nam với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Air Asia nắm 30% cổ phần. Còn 70% cổ phần còn lại là vốn góp từ công ty TNHH Gumin thuộc sở hữu của Tập đoàn Thiên Minh (TMG) và cá nhân ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch HĐQT của TMG.

TMG hiện điều hành sở hữu chuỗi khách sạn Victoria Hotels & Resorts ở Việt Nam và Lào. Trong khi đó, ông Kiên cũng là thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) kiêm thành viên HĐQT Công ty THHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Á Châu.

Bản tin chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) có báo cáo đánh giá về sự kiện này với quan điểm Air Asia là mối đe dọa tiềm tàng đến tăng trưởng của VietJet Air tại thị trường trong nước.

Theo HSC, hãng hàng không mới này có lợi thế tín nhiệm từ tên tuổi của các chủ sở hữu. HSC giả định hãng hàng không mới sẽ giành được khoảng 6 - 15% thị phần trong nước trong một vài năm tới.

Thị trường trong nước dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân 11% mỗi năm trong cùng giai đoạn này. Do đó, HSC ước tính sự gia nhập ngành của Air Asia có thể gây áp lực làm giảm tăng trưởng doanh thu của VJC. Cụ thể, tăng trưởng bình quân từ 22%/năm hiện tại giảm xuống khoảng 10 - 18%/năm trong 3 năm tới phụ thuộc vào mức thị phần mà đối thủ mới giành được.

Hiện tại, chỉ có 3 hãng hàng không hoạt động tại thị trường nội địa Việt Nam bao gồm Vietnam Airlines (HVN) và hai hãng hàng không giá rẻ - Vietjet Air (VJC) và Jetstar Pacific – công ty con của HVN. Xét về thị phần, đến cuối năm 2016, HVN nắm 43% thị phần, VJC nắm 42% và Jetstar Pacific nắm 15% thị phần.

Trong năm 2016, tổng lượng hành khách hàng không nội điạ của Việt Nam lên tới 57 triệu khách (tăng trưởng 30%) và Việt Nam là thị trường hàng không lớn thứ 5 ở Châu Á. Lượng hành khách đã tăng trưởng bình quân 18%/ năm trong giai đoạn 2010 - 2016. Và theo đó Việt Nam trở thành một trong thị trường hàng không phát triển nhanh nhất tại Châu Á.

Trong tương lai, HSC giả định lượng hành khách nội địa sẽ tăng trưởng trung bình 11%/năm cho đến năm 2020, có nghĩa là lượng hành khách nội địa sẽ là 88 triệu khách đến năm 2020.

Do liên doanh Air Asia sẽ điều hành một hãng hàng không giá rẻ, hãng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với VJC và Jetstar Pacific. Với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, liên doanh này sẽ đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn để điều hành một đội bay từ 11 - 30 máy bay.

Trong khi đó, tính đến cuối năm 2016, Vietnam Airlines có 87 máy bay với kế hoạch tăng đội bay lên 94 máy bay vào cuối năm 2018. Vietjet Airl có đội bay gồm 41 máy bay và dự kiến sẽ tăng lên 66 máy trong vào cuối năm 2018. Jetstar Pacifi do HVN nắm 68% cổ phần và có đội bay gồm 18 máy bay và dự kiến tăng lên 26 máy bay vào cuối năm 2018.

Do đó, theo kịch bản cơ sở, sau hai năm đi vào hoạt động, Air Asia có thể giành được 6 - 15% thị phần từ thị phần của những hãng hàng không hiện tại, cụ thể là từ VJC và Jetstar Pacific do cả hai hãng này hiện cạnh tranh trên phân khúc giá rẻ.

Giả định đến năm 2020, Air Asia giành được 6% thị phần, tăng trưởng doanh thu trung bình của VJC sẽ giảm từ 22%/năm xuống 18% trong 3 năm tới.

Giả định đến năm 2020, Air Asia giành được 15% thị phần, tăng trưởng doanh thu trung bình của VJC sẽ giảm từ 22%/năm xuống 10%/năm trong 3 năm tới.

Tuy nhiên HSC nhận định, mặc dù về dài hạn, vị trí thứ ba trong ngành của Jetstar Pacific có thể bị đe dọa, đối thủ mới này sẽ không thể thay thế một trong hai hãng hàng không giá rẻ lớn nhất hiện tại. Song, tiềm năng tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm do cạnh tranh gia tăng.

VJC cho triển vọng tốt nhất đối với ngành hàng không và HSC giữ nguyên đánh giá nắm giữ đối với cổ phiếu này. HSC cũng đưa ra khuyến nghị NĐT trung hạn có thể cân nhắc chốt lời đối với cổ phiếu trong một vài tháng tới.

HSC dự báo trong năm 2017, doanh thu thuần Vietjet là 34.402 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) và LNST là 2.802 tỷ đồng (tăng trưởng 10%), EPS là 8.687 đồng.

hsc air asia la moi de doa tiem tang den tang truong cua vietjet air Đại gia nội đứng sau liên doanh hàng không giá rẻ với AirAsia

Được biết đến nhiều nhất ở lĩnh vực du lịch song Thiên Minh Group cũng gây chú ý khi triển khai dịch vụ thuỷ phi ...

hsc air asia la moi de doa tiem tang den tang truong cua vietjet air Ông Trần Trọng Kiên chỉ nắm 1 cổ phần trong liên doanh Hải Âu - AirAsia

Hãng hàng không Hải Âu sẽ là công ty đứng ra hoạt động trong lĩnh vực hàng không giá rẻ. Trong đó, AirAsia nắm 30 ...

Khổng Minh