Hơn 180 quốc gia thống nhất Hiệp ước điều chỉnh mua bán chất thải nhựa
Thương mại toàn cầu về chất thải nhựa được minh bạch hơn?
Ngày 10/5 gần như tất cả quốc gia đã đồng ý thiết lập một khuôn khổ ràng buộc pháp lý về hạn chế chất thải nhựa, một mối đe dọa đối với môi trường biển, Nikkei dân tin từ Liên hợp quốc cho biết.
Theo công ước Basel sửa đổi, việc di duyển xuyên biên giới của các chất thải độc thải, nhựa bẩn không phù hợp để tái chế, sẽ được thêm vào danh sách các chất thải rắn phải được kiểm soát, và yêu cầu cần có sự đồng ý của các nước nhập khẩu trước khi xuất khẩu.
Việc sửa đổi công ước nhận được sự chấp thuận của hơn 180 quốc gia sẽ "giúp cho thương mại toàn cầu về chất thải nhựa được minh bạch hơn và điều tiết tốt hơn, đồng thời cũng đảm bảo việc quản lý chất thải được an toàn hơn cho sức khỏe con người và môi trường", thư ký của công ước cho biết trong một phiên phỏng vấn báo chí.
Nhật Bản cùng Na Uy đã đệ trình hồ sơ đề xuất sửa đổi công ước, đã xuất khẩu một phần chất thải nhựa của họ sang Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển. Động thái mới nhất có khả năng khiến Nhật Bản tăng cường nỗ lực tái chế nhiều hơn các chất thải tại quốc gia này.
"Chúng ta cần chuẩn bị luật nội địa" vào tháng 1/2021 khi hiệp ước sửa đổi sẽ có hiệu lực, ông Yutaka Matsuzawa, một quan chức của Bộ môi trường Nhật Bản chia sẻ với các phóng viên sau khi tham dự Hội nghị của các bên tham gia Công ước Basel tại Geneva.
Trung Quốc sản sinh ra lượng chất thải bao bì nhựa lớn nhất
Khoảng 300 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra hàng năm, trong đó 8 triệu tấn thải ra các đại dương trên thế giới, theo số liệu từ Chương trình môi trường của Liên hợp quốc.
Trong khi Trung Quốc là quốc gia sản sinh ra lượng chất thải bao bì nhựa lớn nhất vào năm 2015 thì Nhật Bản chịu trách nhiệm cho lượng chất thải trên đầu người cao nhất sau Mỹ, dữ liệu từ Chương trình môi trường của Liên hợp quốc cho thấy. Những chất thải này chiếm khoảng một nửa chất thải nhựa trên toàn cầu.
Mỹ đã ký Công ước Basel vào năm 1990 nhưng đến giờ vẫn chưa phê chuẩn thông qua.
Trong tổng số chất thải nhựa vào năm 2017 tại Nhật Bản, khoảng 23% đã được tái chế. Nhưng chỉ có 40% được xử lý nội địa, theo Viện quản lý chất thải nhựa có trụ sở tại Tokyo cho biết. Nhật Bản chủ yếu phụ thuộc vào việc tái chế rác thải với chi phí thấp tại các quốc gia đang phát triển.