Hiệp hội người trồng tiêu Ấn Độ mong muốn hạn chế nhập khẩu vì giá giảm sâu
Lo ngại về hoạt động nhập khẩu gia tăng, Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ ở Kerala cho hay hàng nhập khẩu chủ yếu là hồ tiêu Việt Nam được chuyển đến từ Sri Lanka sau khi tạo ra giá trị gia tăng giả. Theo ông Kishor Shamji, điều phối viên của hiệp hội, hoạt động nhập khẩu đang diễn ra liên tục bất chấp giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) 500 rupee/kg và đang ảnh hưởng tiêu cực đến người trồng tiêu trong nước.
Ông cho biết, khối lượng hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu từ Sri Lanka đã vượt 1.500 tấn trong tháng 10 và có khả năng sớm vượt 2.500 tấn.
Mất cân bằng cung - cầu
Sản xuất hồ tiêu nội địa của Ấn Độ có khả năng giảm xuống dưới 50.000 tấn so với mức tiêu thụ 65.000 tấn. "Sự bất cân bằng này đã được các nhà xuất khẩu Sri Lanka tận dụng thông qua việc nhập khẩu tiêu Việt Nam với giấy chứng nhận xuất xứ từ Sri Lanka, theo đó cướp đi lợi ích của người trồng tiêu Ấn Độ", Shamji nói.
Ông cũng cáo buộc một số nhà nhập khẩu Ấn Độ đang vi phạm các qui định FEMA bằng cách tạo ra hóa đơn mua hàng giả để tránh các hạn chế về MIP.
Ảnh minh họa. |
Theo Hiệp hội những người trồng tiêu đen Karnatak, nhiều công ty chỉ có thể dùng tới hóa đơn ghi giá cao. Ông Vishwanath KK, điều phối viên của tập đoàn cho biết có ít nhất ba tổ chức đã thu mua gần 60% tổng khối lượng nhập khẩu bằng cách trả cao hơn giá MIP, .
Nhập khẩu tăng đã ảnh hưởng đến giá tiêu trung bình. Cụ thể, giá tiêu đã giảm từ mức cao 720 rupee/kg xuống còn 350 rupee trong 18 tháng qua.
Trong một bản ghi nhớ với Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ, cả hai hiệp hội người trồng đều đề nghị một mức thuế cao hơn đối với hồ tiêu nhập khẩu.
Hiện, thuế nhập khẩu hồ tiêu từ Sri Lanka theo Hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA) là 8%; miễn thuế theo Thỏa thuận thương mại tự do Indo Sri Lanka (ISFTA); và 52% đối với nhập khẩu từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Ấn Độ được phép nhập khẩu 2.500 tấn theo ISFTA mà không phải chịu thuế. Theo đó, 2.500 tấn hồ tiêu đầu tiên nhập khẩu từ Sri Lanka có thể được miễn thuế và 2.500 tấn tiếp theo sẽ chịu thuế 8%. Bất kì khối lượng nhập khẩu nào trên mức này nên được tính với mức thuế 52%, các điều phối viên của hiệp hội cho biết.
Họ cũng gợi ý hàng nhập khẩu có thể được chuyển qua các cảng Kochi và Mumbai. Ngoài ra, để chứng nhận xuất xứ, các hóa đơn vận chuyển cần phải được chứng thực từ hải quan Sri Lanka để ngăn chặn các nhà xuất khẩu chuyển đổi sang container hồ tiêu Việt Nam.