|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua

14:18 | 09/03/2019
Chia sẻ
Những ngày qua, nông dân huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ 1,5ha để trồng cây khác vì giá thấp, không ai thu mua.

Dân chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp

Những ngày đầu tháng 3 này, đi dọc các tuyến đường vào xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh), chúng tôi thấy nhiều tấn mía được chặt, đốt ngay tại ruộng. Có những ruộng mía phát triển chín đỏ mọng thân cây nhưng người dân chẳng màn thu hoạch bán vì tốn nhân công, lỗ nặng.

Nguyên nhân là giá mía quá thấp, nhà máy mía đường và thương lái chẳng hỏi thu mua.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 1.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 2.

Người dân xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ.

Ông Nguyễn Tấn Thành, người dân trồng mía, chia sẻ: Năm 2018, giá mía nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thu mua 700 - 800 nghìn đồng/tấn. Năm 2019, đến vụ thu hoạch mía từ giữa tháng 2 nhưng nhà máy và thương lái chẳng "đả động" gì việc thu mua mía cho người dân.

Nông dân thấy bị ép giá còn một nửa so với năm 2018 nên cho không ruộng mía với hàng chục tấn nhưng các thương lái cũng bỏ ra về sau khi cân nhắc. 

Theo người dân, họ sợ tiền vốn bỏ ra thuê người chặt, xe vận chuyển rồi không bù lại nổi. Trong khi nông dân cho không là để sớm trồng hoa màu khác vì không tốn công thuê người chặt bỏ.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 3.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 4.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 5.

Người dân chịu lỗ, chấp nhận chặt, đốt mía để trồng cây khác.

"Gia đình tôi trồng 5 sào mía nhưng chẳng nhân viên nhà máy đường, thương lái hỏi mua. Số tiền giống hơn 10 triệu đồng, chưa kể nhân công chăm sóc, phân bón suốt 1 năm ròng coi như đổ biển. Tôi tính chặt bỏ để trồng cây khác chứ không kì vọng gì ai hỏi mua nữa", ông Thành nói giọng đắng ngắt.

Cũng giống như ông Thành, nhiều nông dân khác trồng mía địa bàn huyện Sơn Tịnh không bán được mía, phải tính chặt bỏ trồng cây khác.

Tỉnh Quảng Ngãi đề nghị nhà máy đường thu mua hết mía cho dân

Theo số liệu UBND huyện Sơn Tịnh thống kê, năm 2019, toàn huyện trồng khoảng 50 ha mía, riêng xã Tịnh Hà nông dân trồng khoảng 20 ha.

Những năm trước, giá mía cao, nông dân được thu mua hơn 1,2 triệu đồng/tấn; lãi 3-4 triệu đồng/sào. Đến năm 2018 thì giá mía hạ thấp, chỉ còn khoảng 400 - 800 nghìn đồng tấn, nhà máy mía đường Phổ Phong và thương lái thu mua chậm, "ép giá" nên nông dân bỏ không.

Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tịnh cho biết, có nhiều nguyên nhân mía tồn đọng, dân bỏ không. Trước vụ mía, nông dân trồng mía nhưng không kí hợp đồng mua bán với nhà máy hay thương lái mà bán lẻ ép nước giải khát. Đến khi mía chín ồ ạt, lượng thu mua ít nên nông dân mới tá hoả hỏi nhà máy, thương lái.

Hiện trường nông dân Quảng Ngãi chặt mía, đốt bỏ vì giá thấp, không ai mua - Ảnh 6.

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đề nghị nhà máy mía đường Phổ Phong có giải pháp thu mua hết mía cho người dân.

Hiện nay, trên địa bàn xã Tịnh Hà, nông dân đã đốt cháy 1,5 ha mía để trồng cây khác.

Ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trước mắt tỉnh đã đề nghị nhà máy mía đường Phổ Phong có giải pháp thu mua hết mía cho người dân.

Về lâu dài nhà máy đường Phổ Phong có phương án chuyển giao các ứng dụng khoa học kĩ thuật, đầu tư giống mía mới và bố trí giống trên từng chân đất, thời vụ, công thức luân canh, xen canh trên vùng mía nguyên liệu cho phù hợp để tăng năng suất, chất lượng mía...

Sở NN&PTNT Quảng Ngãi tiến hành rà soát việc quy hoạch vùng mía để tiến hành dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào đồng mía, giảm phụ thuộc vào sức lao động.

Mía chín rục đồng, nông dân khốn khóMía chín rục đồng, nông dân khốn khó Nhà máy Đường Phổ Phong phải có kế hoạch thu mua hết mía cho người dânNhà máy Đường Phổ Phong phải có kế hoạch thu mua hết mía cho người dân 'Nóng' chuyện giá mía nguyên liệu tại Tuyên Quang

Văn Luận - Tam Ca