|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Heineken Việt Nam muốn nâng công suất lên gấp 12 lần hiện tại

11:53 | 30/11/2016
Chia sẻ
Heineken Việt Nam đã có đề xuất nâng công suất từ 50 triệu lít lên 610 triệu lít mỗi năm của Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Vũng Tàu.

Bộ Công thương cho biết, việc nâng công suất này được căn cứ vào Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Trong đó, Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã được xác định trong Quy hoạch được Bộ Công Thuơng phê duyệt tại Quyết định 3690/QĐ - BCT ngày 12/9/2016.

Cũng theo Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 được quy định tại Quyết định 3690 thì mức tiêu thụ bia của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến đạt 4,1 tỷ lít/năm.

Việc nâng công suất của Heineken Việt Nam từ 50 triệu lít lên 610 triệu lít/năm, phù hợp với Quy hoạch bia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

heineken viet nam muon nang cong suat len gap 12 lan hien tai

Năm 2016 mức tiêu thụ bia của Việt Nam dự kiến đạt 3,3 tỷ lít/năm. Vì vậy việc nâng công suất của Heineken Việt Nam từ 50 triệu lít lên 610 triệu lít/năm là phù hợp với Quy hoạch bia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Tuy nhiên, để việc nâng công suất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải yêu cầu phía Heineken Việt Nam khảo sát kỹ nhu cầu của thị trường và các điều kiện sản xuất (điện, nước, mặt bằng, giao thông vận tải, khả năng tài chính... ).

Đồng thời xác định quy mô sản xuất cụ thể cho từng giai đoạn đầu tư của Dự án.

Bên cạnh đó, Heineken Việt Nam cũng cần tuân thủ các quy định của Nhà nước về thủ tục đầu tư, xây dựng và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà máy bia Heineken Việt Nam tiền thân là Nhà máy Bia Hà Nội Vũng Tàu được đầu tư từ năm 2007 và được xác định trong Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025.

Đầu tháng 8/2016, Heineken đã có động thái gia tăng sự hiện diện thương hiệu tại Việt Nam bằng việc đổi tên Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) thành Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam. Đồng thời, Heineiken cũng đã hoàn tất mua lại nhà máy bia Carlsberg tại Vũng Tàu.

Theo số liệu của Euromonitor, hơn 80% thị phần toàn thị trường bia Việt Nam hiện nằm trong tay của 3 doanh nghiệp là Sabeco, VBL (nay là Heineken) và Habeco.

Trong đó riêng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chiếm hơn 40% thị phần. Nếu như Sabeco vẫn là vua của phân khúc phổ thông thì Heineken vẫn dẫn đầu ở phân khúc cao cấp, với các nhãn hiệu bia Heineken, Tiger, Larue, BGI, Bivina, Desperados...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thế Hải

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.