|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hậu ‘đế chế’ Trần Bắc Hà, ngân hàng BIDV kinh doanh ra sao?

13:35 | 30/11/2018
Chia sẻ
BIDV đánh dấu sự vượt mặt Vietcombank và VietinBank về quy mô tài sản sau khi sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào năm 2015. Đến nay, BIDV trở thành ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất với gần 1,27 triệu tỉ đồng.
 

So găng BIDV với Vietcombank và Vietinbank

Giai đoạn từ 2015 trở về trước của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) là thời kỳ nắm quyền của cựu Chủ tịch Trần Bắc Hà. Kể từ 2016, tức sau khi ông Trần Bắc Hà về hưu, khối tài sản của BIDV liên tục phình to thêm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. Cùng với đó, lượng nợ xấu của BIDV cũng tăng nhanh không kém.

Tính đến 30/9/2018, cả giá trị và tỉ lệ nợ xấu của BIDV đều đứng đầu trong nhóm ngân hàng TMCP nhà nước.

So với năm 2015, tổng nợ xấu thời kỳ hậu Trần Bắc Hà của BIDV tăng đến 70% lên hơn 17.040 tỉ đồng; trong khi đó, Vietcombank chỉ tăng 50% lên 7.424 tỉ đồng; VietinBank mặc dù tăng lên gấp 2,5 lần lên 12.127 tỉ sđồng nhưng tỉ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn BIDV.

Mặt khác, lợi nhuận lũy kế qua các năm của BIDV vào thời điểm 2015 chỉ đứng sau Vietcombank, tuy nhiên đến 30/9 năm nay, con số lợi nhuận chưa phân phối BIDV dù tăng gần gấp ba lên hơn 11.200 tỉ đồng nhưng lại thụt lùi so với VietinBank (15.153 tỉ đồng) và còn cách rất xa Vietcombank (17.650 tỉ đồng).

hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
Một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV so với Vietcombank và VietinBank trước và sau "đế chế" Trần Bắc Hà. (Nguồn: TV Tổng hợp từ BCTC)

BIDV tăng trưởng hai con số thời kỳ hậu Trần Bắc Hà

Giai đoạn 2016-2017, hầu hết chỉ tiêu kinh doanh của BIDV tăng trưởng ở hai con số mỗi năm.

Trong đó, lợi nhuận hoạt động trước dự phòng rủi ro tăng trưởng đến gần 32% mỗi năm trong giai đoạn này, tuy nhiên kết quả lợi nhuận ròng chỉ tăng khoảng 8% do sức ép từ tốc độ tăng trưởng của nợ xấu.

Năm 2016, tổng tài sản của BIDV cán mốc triệu tỉ đồng. Cũng trong năm này, cho vay khách hàng của BIDV tăng đến gần 21% và tiền gửi tăng gần 28,6% lên lần lượt 713,6 nghìn và 726 nghìn tỉ đồng. Đồng thời, nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh đến hơn 43% lên hơn 14.400 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu bám sát 2%.

Năm 2017, Thu nhập lãi thuần của BIDV lần đầu vượt mốc 30 nghìn tỉ đồng, cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này. tỉ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống 1,62%. Quy mô tài sản phình to đáng kể lên hơn 1,2 triệu tỉ đồng.

9 tháng đầu năm nay, tổng tài sản BIDV tiếp tục tăng nhẹ khoảng 5,5% lên 1,27 triệu tỉ đồng. Tiền gửi và cho vay khách hàng đều vượt mốc 953 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 10,88% và 11,5%. Tuy nhiên con số nợ xấu vọt lên đến hơn 17 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 21% so với cuối năm 2017.

Lợi nhuận hoạt động trước dự phòng rủi ro 9 tháng đạt 21.620 tỉ đồng, tăng 24% cùng kỳ 2017; lợi nhuận trước thuế 7.254 tỉ đồng, tăng gần 31% và thực hiện được 78% kế hoạch năm. Kết quả lợi nhuận ròng đạt 5.643 tỉ đồng, tăng 34%.

Một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV thời kỳ "hậu" Trần Bắc Hà

hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao
hau de che tran bac ha ngan hang bidv kinh doanh ra sao

Được biết năm 2018, cổ đông BIDV đã thông qua việc bán 17,65% vốn điều lệ hiện tại cho đối tác chiến lược ngân hàng Hàn Quốc là KEB Hana Bank bằng phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Theo kế hoạch, BIDV dự kiện phát hành khoảng 603,3 triệu cổ phần, tương đương 17,65% vốn điều lệ hiện tại (34.187 tỉ đồng) và 15% qui mô vốn điều lệ sau phát hành. Nếu thành công, BIDV sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 40.220 tỉ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng.

Tiến Vũ