Hành trình từ cử nhân kế toán tới người huấn luyện doanh nghiệp
Là nghề khá mới ở Việt Nam, huấn luyện bao gồm nhiều mảng như Heroic Coach (huấn luyện thể hình), Education Coach (huấn luyện giáo dục), Life Coach (huấn luyện cuộc sống), Business Coach (huấn luyện kinh doanh).
Huấn luyện là phương pháp hỗ trợ khách hàng đạt mục tiêu, nhưng không làm hộ và cũng không bày giải pháp. Thông qua việc lắng nghe, kiên trì đặt câu hỏi và những câu chuyện ẩn dụ, huấn luyện viên dẫn dắt để giúp người được huấn luyện tự tìm giải pháp.
Hành trình đến với nghề huấn luyện viên doanh nghiệp và cá nhân
Phạm Phượng từng tốt nghiệp ngành Kế toán của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội vào năm 2013 và ngành Quản trị Kinh doanh thuộc Viện Đại học mở Hà Nội năm 2015. Nhưng sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán và Quản trị Kinh doanh, cô gái sinh năm 1991 lại trở thành một huấn luyện viên kinh doanh. Năm 2018, Phạm Phượng trở thành nữ CEO của công ty TNHH Đào tạo L&B Việt Nam – chuyên đào tạo huấn luyện viên để giúp cá nhân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn. L&B Việt Nam tập trung vào hai mảng chính là Life Coach (huấn luyện viên cuộc sống) và Business Coach (huấn luyện doanh nghiệp).
Từ khi còn là sinh viên, Phượng đã tỏ ra năng động và luôn cố gắng tự lập về tài chính. “Tôi trải qua rất nhiều công việc, từ nhân viên bán hàng, quản lý sự kiện đến nhận hồ sơ bằng lái xe, quản lý nhân sự hệ thống cửa hàng, tư vấn ô tô”, cô chia sẻ.
Giữa năm 2013, Phượng liên tiếp thất bại trong việc kinh doanh. Chán nản, cô ngừng phấn đấu gần hai năm.
Phạm Phượng - giám đốc của công ty TNHH Đào tạo L&B Việt Nam. Công ty chuyên đào tạo huấn luyện viên để giúp cá nhân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh: Thanh Xuân |
Đến năm 2015 Phượng cố gắng tìm lại bản thân. Cô bắt đầu các khóa học từ phát triển bản thân, tâm lý, NLP đến các khóa học về marketing, quản trị doanh nghiệp. Từ đây, nghề huấn luyện bắt đầu đến với Phượng khi cô nhận thấy bản thân có tố chất và khả năng phát triển của nghề ở Việt Nam trong những năm tới. Cô bắt đầu nghề huấn luyện với mảng huấn luyện cá nhân. Sau 3 năm, Phượng bắt đầu huấn luyện cho các doanh nghiệp.
Nghề huấn luyện sẽ bùng nổ trong môt vài năm tới
Đối với nước những nước phát triển, huấn luyện, huấn luyện cá nhân hay huấn luyện doanh nghiệp không còn là khái niệm xa lạ. Nước Mỹ có Ngày Huấn luyện viên vào ngày 10/6 hàng năm để tôn vinh nghề này. Nhưng đối với Việt Nam, nghề huấn luyện là một nghề mới và thậm chí khái niệm này được rất ít người biết đến.
“Hiện tại huấn luyện là một nghề mới đối với nước ta, song một vài năm trở lại đây sẽ là nghề thời thượng và trở nên phổ biến, vì nhu cầu của thị trường ngày càng gia tăng”, nữ CEO nhận định.
Gắn bó với nghề huấn luyện không phải là việc dễ dàng, bởi ngoài việc am hiểu nhiều lĩnh vực, huấn luyện viên còn phải tự tin, linh hoạt , bình tĩnh và chín chắn. Tố chất hàng đầu đối với người làm nghề huấn luyện chính là sự linh hoạt, vì nó là một công việc không có khuôn mẫu cố định. Sự khác biệt trong nhu cầu của con người và hoàn cảnh của mỗi cá nhân khiến cho mối quan hệ trong huấn luyện không tuân theo một công thức cụ thể nào. Một huấn luyện viên cần luôn nhớ rằng, mỗi con người đều khác nhau và có những nhu cầu cũng khác nhau.
“Nguyên tắc cơ bản nhất của huấn luyện viên là không quyết định thay khách hàng mà chỉ đặt câu hỏi để giúp họ nhìn nhận vấn đề, thay đổi tư duy và hành động”, nữ huấn luyện viên nhận định.
Ở Việt Nam, các công ty hoạt động nghề huấn luyện đều tập trung vào một mảng, huấn luyện cá nhân hoặc huấn luyện doanh nghiệp. Nhưng L&B Việt Nam kết hợp giữa huấn luyện cá nhân và huấn luyện doanh nghiệp.
“Huấn luyện doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc huấn luyện cá nhân, bởi cá nhân là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển tốt thì trước nhất cá nhân cần thay đổi”, Phượng nhấn mạnh.
Xem thêm |