Doanh nhân bội thực lời tán tụng có thể thảm bại như đội tuyển Đức
Sửng sốt bởi đội tuyển bóng đá quốc gia Đức thua đội tuyển Hàn Quốc 0-2 hôm 27/6, tờ Die Welt ở Đức tuyên bố: "Nỗi ô nhục chưa từng có trong lịch sử bóng đá Đức". Nhật báo Bild có lượng phát hành lớn nhất nước Đức đưa ra lời khẳng định đanh thép ngay phần tít: "Đội tuyển Đức không xứng đáng vào vòng trong". Tác giả bài báo dùng chữ "đáng xấu hổ" và "một thất bại thảm hại" để mô tả nhà cựu vô địch World Cup 2014.
Sau tròn 80 năm, người Đức mới lại phải nếm trải vị đắng của việc bị loại ngay từ vòng đầu tiên của một kỳ World Cup.
Đội tuyển Đức thảm bại vì bội thực vinh quang và ảo tưởng về sức mạnh. |
Quả thực thảm bại của đội tuyển Đức tại World Cup 2018 là cơn địa chấn đối với cả thế giới, và những doanh nhân mê bóng đá cũng đúc kết nhiều bài học từ sự kiện ấy.
Nghe quá nhiều lời tán dương
Đỗ Quang Thiệu, giám đốc Công ty Kỹ thuật công nghiệp Hải Sơn, nhận định rằng sau 12 năm sát cánh cùng đội tuyển, đem lại nhiều thành công cho nước Đức, có lẽ đã đến lúc huấn luyện viên Joachim Loew ra đi. Thành công cùng những lời tán tụng khiến ông trở nên bảo thủ, trì trệ đến mức mù quáng.
"Dường như vị huấn luyện viên 58 tuổi đã bội thực vinh quang và sự ca ngợi sau World Cup 2014 ở Brazil. Nếu doanh nhân nghe quá nhiều lời tán tụng, nguy cơ họ trở nên kiêu ngạo, bảo thủ và độc đoán sẽ tăng", anh Thiệu bình luận.
Vương Đình Thạc, phó giám đốc công ty Manuel Neuer, Jerome Boateng, Mats Hummels, Khedira, Oezil, Mueller hay Gomez nhường chỗ lại cho thế hệ kế cận có khao khát chiến thắng hơn.
"Nếu các cấp quản lý trong công ty quá tự mãn với thành công và hết động lực để cống hiến, công ty sẽ trì trệ và có thể lâm nguy. Nếu phát hiện tình trạng đó, tôi nghĩ ban lãnh đạo phải thay thế họ bằng những nhân viên có khát khao thành công", anh Thạc khẳng định.
Thiếu cá nhân có thể gây đột biến
Lâm Khánh Bằng, nhận định rằng ông Loew loại Leroy Sane khỏi đội hình tham dự World Cup vì lối chơi của anh không phù hợp với chiến thuật của ông. Trong khi các thành viên tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, Sane có xu hướng chơi cá nhân và ngẫu hứng. Cuối cùng, các chuyên gia chỉ ra rằng Đức chơi trì trệ vì thiếu thiếu một cầu thủ chơi bóng tốc độ, tạo đột biến như Sane.
Nhiều người cho rằng huấn luyện viên Joachim Loew (áo đen) của đội tuyển Đức đã quá tự tin tới mức mù quáng. |
"Mọi công ty dù nhỏ hay lớn đều nên có ít nhất một cá nhân sáng tạo, có thể nảy ra ý tưởng đột phá, dù người đó rất khác biệt với tập thể. Họ có thể trở thành vị cứu tinh khi công ty khó khăn", anh Bằng nêu quan điểm.
Phạm Tất Thắng, giám đốc công ty thương mại Đức Thắng, nhận định đội hình tham dự World Cup 2018 của Đức chủ yếu gồm những người đã làm nên thành công của họ trong Wordl Cup trên đất Brazil. Đương nhiên, các đối thủ đã hiểu lối chơi của Đức để có đối sách chống trả. Nếu huấn luyện viên trưởng đưa vào đội hình những nhân tố mới, đội tuyển Đức mới có thể gây bất ngờ cho các đối thủ.
"Tương tự, nếu một công ty thành công, các đối thủ sẽ nghiên cứu họ rất kỹ để bắt chước chiến thuật hoặc tìm giải pháp cạnh tranh. Vì thế, tôi luôn cố gắng tìm những người có khả năng sáng tạo lớn, chấp nhận để họ là một thành viên dị biệt trong tập thể để họ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Những người như thế có thể tạo ra đột phá cho doanh nghiệp trong cả lúc thuận lợi lẫn khi khó khăn", anh Thắng lập luận.
Không gắn kết, tập thể toàn ngôi sao vẫn trở nên vô dụng
Dàn cầu thủ Đức tới Nga để tham dự World Cup 2018 là những ngôi sao hàng đầu thế giới. Đó là điều không phải bàn cãi. Song ông Hồ Đức Tuấn, giám đốc công ty Vietquartz, nói rằng ngay từ trận đầu tiên với đội tuyển Mexico, người hâm mộ đã phát hiện sự bất ổn trong lối chơi của họ.
"Trong trận đấu với đội tuyển Hàn Quốc, mọi nhược điểm của họ đã phơi bày. 11 ngôi sao trên sân chơi với 11 chiến thuật khác nhau, khiến đội tuyển Đức hứng chịu hai bàn thua từ đối thủ tới từ châu Á", ông Tuấn nhận định.
Tập thể toàn ngôi sao của đội tuyển bóng đá Đức thi đấu rời rạc vì thiếu sự gắn kết. |
Ông Tuấn từng tuyển dụng những người xuất sắc vào công ty, nhưng sau vài tháng, ông phải loại hơn một nửa số họ vì không phù hợp với văn hóa và chiến lược của công ty. Đội ngũ ban đầu của ông gồm những cá nhân giỏi, nhưng vì không có tiếng nói chung nên họ chỉ kìm hãm nhau, chứ không thể phát huy sở trường cá nhân.
"Sau đó tôi tuyển những người có năng lực ở mức trung bình khá trở lên, nhưng họ phù hợp với văn hóa và có chung tầm nhìn với tôi. Kinh nghiệm thời đó của tôi cho thấy công ty cần những người phù hợp nhưng gắn kết với nhau, chứ không cần những người xuất sắc nhưng không có tiếng nói chung", ông tâm sự.
Xem thêm |