|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hàng loạt lô hàng nông, hải sản Việt Nam bị EU từ chối hoặc giám sát

16:34 | 04/05/2019
Chia sẻ
Trong 4 tháng đầu năm 2019, có 17 lô hàng nông, hải sản của Việt Nam bị từ chối hoặc bị giám sát khi nhập khẩu vào EU do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, Bộ Công thương cho biết, trong giai đoạn ngày 1/1 - 1/5, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

Nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU khi chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Trong đó, các mặt hàng chủ yếu là cá và các sản phẩm cá chế biến, đóng hộp...

Hàng loạt lô hàng nông, hải sản Việt Nam bị EU từ chối hoặc giám sát  - Ảnh 1.

Từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, có 9 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

Cụ thể, trong danh sách các mặt hàng và nguyên nhân chi tiết bị cảnh báo, một lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam bị Bỉ từ chối nhập khẩu.

Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra philê, tôm và cá rô phi đông lạnh của Việt Nam cũng bị Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa vào diện giám sát với mức độ cảnh báo "chưa nghiêm trọng". 

Đáng chú ý, một lô hàng cá ngừ đông lạnh của Việt Nam được nhập khẩu và chế biến tại Pháp cũng bị cảnh báo nhiễm chất cấm với mức độ nghiêm trọng.

Còn đối với nông sản, Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu 8 lô hạt hạnh nhân có xuất xứ từ Australia và được chế biến tại Việt Nam do chứa chất aflatoxin vượt mức cho phép.

Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, chỉ sau Na Uy, Trung Quốc và Nga, đứng số 1 Đông Nam Á và số 2 châu Á. Trong tháng 1/2019, EU là một trong 3 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức cao trên 100 triệu USD

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.