|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hàng loạt đề xuất xây nhà máy điện mặt trời, điện gió 'xếp hàng' chờ phê duyệt

16:38 | 27/02/2019
Chia sẻ
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, với cơ chế giá FIT hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư đề xuất, đăng kí thực hiện các dự án điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn về thủ tục sau đó bổ sung quy hoạch và tiếp tục triển khai các dự án điện tái tạo vào cuối năm 2020 - 2021.

Sáng ngày 27/2, Bộ Công Thương và Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản đã phối hợp tổ chức Hội thảo Đối tác công - tư về Công nghệ Năng lượng.

Nói về triển vọng phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã có buổi trao nhanh với phóng viên bên lề Hội thảo.

hang loat de xuat xay dung nha may dien mat troi dien gio xep hang cho phe duyet
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng. Ảnh: Đức Quỳnh

Xin Thứ trưởng đánh giá về tiến trình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam trong thời gian qua?

Hệ thống năng lượng Việt Nam hiện nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của cả nước. Hệ thống điện Việt Nam xếp thứ hai trong tổng số 10 nước Đông Nam Á và xếp thứ 23 trên thế giới về công suất hệ thồng điện đạt khoảng 50.000 MW.

Nhu cầu năng lượng năng lượng tăng cao nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực với môi trường và an ninh năng lượng. Những năm qua Chính phủ ban hành nhiều chính sách để hạn chế tác động xấu.

Chúng ta ban hành rất nhiều chính sách khuyến khích điện tái tạo, năng lượng sạch, điện gió, điện từ rác thải.

Dự kiến đến cuối năm 2019, công suất điện mặt trời sẽ đạt khoảng 1.000 MW và điện gió 1.500 MW, vượt kế hoạch đề ra trong Quy hoạch điện VII.

Với cơ chế giá FIT hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư đề xuất, đăng kí thực hiện các dự án điện gió, điện mặt trời.

Bộ Công Thương đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư thêm gần 30.000 MW và điện gió trên 10.000 MW.

Tôi tin rằng với cơ chế khuyến khích hấp dẫn của Chính phủ, sự tiến bộ của công nghệ điện mặt trời, điện gió, mục tiêu đạt 20% công suất hệ thống năng lượng táu tạo sẽ được hoạt thành.

Hạn chế của các dự án điện tái tạo hiện nay là gì, thưa Thứ trưởng?

Năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió có những mặt hạn chế như không ổn định do hoàn toàn phụ thuộc vào nắng gió.

Khả năng giải tỏa công suất cũng hạn chế, khả năng khai thác chỉ tập trung tại một số địa điểm, ảnh hưởng đến tính ổn định vận hành hệ thống điện, làm tăng chi phí của hệ thống kéo theo làm tăng giá điện đối với người tiêu dùng cuối cùng.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1, luật quy hoạch điện chính thức có hiệu lực và Bộ Công Thương đang chờ hướng dẫn của Chính phủ về thực thi luật.

Chính vì vậy, dù Bộ Công Thương nhận được rất nhiều đề xuất nhưng nhà đầu tư vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn về thủ tục sau đó bổ sung quy hoạch và tiếp tục triển khai các dự án điện tái tạo vào cuối năm 2020 - 2021.

Vậy Bộ Công Thương đã làm gì để khắc phục những điểm hạn chế trên, thưa ông?

Để giải quyết các vấn đề trên, Bộ Công Thương đã phối hợp với các tổ chức trong việc nghiên cứu nâng cao khả năng giải tỏa công suất, nâng cao độ tin cậy vận hành hệ thống điện khi tỉ trọng điẹn gió, điện mặt trời cao.

Cùng với việc phát triển mạnh các nguồn điện, trong đó lưu ý cơ cấu hợp lí giữa các nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, điện khí, điện than, năng lượng tái tạo.

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng. Đây là giải pháp lâu dài, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Để phát triển năng lượng tái tạo, hiện Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Nhật Bản, EU trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng này, làm sao có hệ thống năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu đất nước, đảm bảo môi trường.

Song song với đó, với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện tới 10%/năm, chúng ta cần có cơ cấu nguồn năng lượng hợp lý, thuỷ điện, nhiệt điện than, dầu, khí, năng lượng tái tạo.

Thời gian tới, bên cạnh việc phát triển nhanh nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời, còn phải phát triển mức độ hơp lý nhiệt điện than để đảm bảo an ninh năng lượng.

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển năng lượng từ sóng biến Việt Nam?

Năng lượng từ sóng biển của Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng sử dụng năng lượng này còn hạn chế. Chúng tôi hi vọng dạng năng lượng rất lớn này sẽ đưa vào khai thác.

Việt Nam nhận được các đề xuất nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tuy nhiên những đề xuất này mới tập trung nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mới để khai thác năng lượng sóng, thuỷ triều, phục vụ cho phát điện nhưng đây mới chỉ là bước đầu.

Xin cảm ơn vì những chia sẻ của ông!


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh