|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hãng kẹo gây sốc khi kêu gọi phụ nữ không mua chocolate trong ngày Valentine

12:41 | 15/02/2018
Chia sẻ
Godiva, hãng kẹo nổi tiếng thế giới, kêu gọi phụ nữ Nhật Bản bỏ tục tặng kẹo chocolate cho bạn, đồng nghiệp vào ngày Valentine vì nó tốn kém và không cần thiết.

Ở Nhật Bản, ngày Valentine diễn ra khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Phụ nữ - và chỉ phụ nữ - được kỳ vọng tặng chocolate cho bạn tình. Nhưng sự việc không dừng ở đó. Người ta cũng kỳ vọng phụ nữ tặng chocolate cho đồng nghiệp, bạn bè, "sếp" và đôi khi là cả người thân trong gia đình. Mọi người gọi truyền thống ấy là giri-choko, hay "chocolate nghĩa vụ". Đây là tập tục không lãng mạn và có thể tốn kém.

hang keo noi tieng keu goi phu nu khong tang chocolate cho dong nghiep trong ngay valentine
Những loại kẹo chocolate của tập đoàn Godiva. Ảnh: Godiva

Giri có nghĩa là danh dự hoặc trách nhiệm trong tiếng Nhật. Yakuza (thế giới ngầm) ở Nhật Bản thích từ này. Với Yakuza, nó đồng nghĩa với việc mạo hiểm tính mạng hoặc trả khoản tiền lớn. Bản thân từ giri cho thấy gánh nặng của "chocolate nghĩa vụ".

Hôm 2/1, Godiva - tập đoàn kẹo ở Bỉ - đăng một trang quảng cáo trên Nikkei Shimbun, tờ báo thương mại hàng đầu Nhật Bản, để kêu gọi mọi người chấm dứt tục "chocolate nghĩa vụ". Bài báo gây nên phản ứng mạnh trong công chúng, dẫn tới những cuộc tranh luận trực tuyến và nhiều bài báo trong làng báo Nhật Bản.

Theo Hiệp hội Chocolate và Ca cao Nhật Bản, mỗi năm người tiêu dùng Nhật chi hơn 500 triệu USD để mua quà trong ngày Lễ Tình nhân nên tác động về kinh tế của bài báo không hề nhỏ. Mặc dù người Nhật ngày càng thích chocolate chất lượng cao nhưng giá phải chăng, doanh số chocolate vẫn phụ thuộc rất lớn vào ngày Lễ Tình nhân.

hang keo noi tieng keu goi phu nu khong tang chocolate cho dong nghiep trong ngay valentine
Trong khoảng thời gian trước ngày Valentine hàng năm, phụ nữ Nhật Bản đua nhau tới các cửa hàng để mua kẹo chocolate. Ảnh: Inquirer

Nội dung tiếng Nhật của bài quảng cáo, do Jerome Chouchan, Chủ tịch của chi nhánh Godiva tại Nhật Bản, viết nhấn mạnh: "Đương nhiên, tặng chocolate cho người bạn thực sự yêu là việc tốt, song bạn không cần tặng chocolate nghĩa vụ. Trên thực tế, trong thời hiện đại, không tặng chocolate nghĩa vụ là điều tốt hơn. Nhiều phụ nữ không thích tục tặng chocolate nghĩa vụ và ngày Lễ Tình nhân.

Bài quảng cáo cũng có đoạn bàn về ý nghĩa thực sự của ngày Lễ Tình nhân. "Lẽ ra ngày Valentine là ngày bạn thừa nhận cảm xúc thật của bản thân. Nó không phải là ngày bạn phải gác lại nhu cầu của bản thân để giữ mối quan hệ tốt ở nơi làm việc". Sau đó bài quảng cáo khuyến khích các chủ doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản cấm hành vi tặng chocolate nghĩa vụ.

Asahi Shimbun, tờ báo cổ súy tư tưởng tự do hàng đầu Nhật Bản, tốm tắt phản ứng của công chúng đối với bài quảng cáo là "phần lớn ủng hộ". Một số người cáo buộc chi nhánh Godiva ở Nhật Bản thực hiện chiêu "tiếp thị ngầm". Họ chỉ ra rằng những loại kẹo đắt của Godiva không phải là những thứ có thể trở thành "chocolate nghĩa vụ" nên nếu tục tặng chocolate nghĩa vụ chấm dứt, tác động đối với Godiva sẽ rất nhỏ và thậm chí còn có lợi cho hoạt động bán hàng của hãng. Trên Twitter và một số mạng xã hội khác, nhiều người gọi bài quảng cáo là "sự tử tế không cần thiết".

Nhạc Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.