|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hai kịch bản cho tăng trưởng tín dụng năm 2018

09:30 | 31/08/2018
Chia sẻ
Theo HSC, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm và tăng trưởng GDP trong quý III là yếu tố quyết định chủ trương tăng trưởng tín dụng năm 2018. Nếu GDP chậm lại trong quý III và lạm phát ổn định thì NHNN sẽ phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy GDP.
lam phat va tang truong gdp anh huong nhu the nao toi tang truong tin dung Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng 17% là mức phù hợp để kiểm soát lạm phát
lam phat va tang truong gdp anh huong nhu the nao toi tang truong tin dung Cương quyết không để tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào dầu thô, tín dụng

Lạm phát và tăng trưởng GDP là yếu tố quyết định chủ trương tăng trưởng tín dụng

Theo nhận định từ CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), chiến lược kiểm soát tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng phụ thuộc vào hai yếu tố gồm áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm và tăng trưởng GDP trong quý III.

Mặc dù lạm phát đã tăng chậm lại từ mức đỉnh điểm 4,67% trong tháng 6 và 3,78% trong tháng 8, nhưng áp lực lạm phát thường sẽ tăng lên trong quý IV do các yếu tố mùa vụ. Lạm phát đã tăng trở lại trong năm nay trái ngược với xu hướng lạm phát thấp của ba năm trước vốn tạo điều kiện để NHNN đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.

Trong quý I, tăng trưởng GDP đạt 7,45% và trong quý II đạt 6,79%, theo đó tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,08%. Và mặc dù mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,7%, chúng tôi cho rằng chính phủ mong muốn có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch này.

Một giả định an toàn là tăng trưởng tín dụng 3 quý đầu năm sẽ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2017.

Nếu tăng trưởng GDP quý III do đó giảm so với 6 tháng đầu năm, thậm chí thấp hơn mức tăng trưởng của quý II thì chính phủ sẽ trở nên lo ngại hơn về tác động của tăng trưởng tín dụng chậm đến tăng trưởng GDP. Do đó có thể sẽ có những thay đổi về mục tiêu ưu tiên đặc biệt là nếu lạm phát ổn định.

Nếu GDP vẫn đạt mức tăng trưởng kế hoạch thì nhiều khả năng NHNN sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm, không nới "room" tín dụng.

Hai kịch bản cho tăng trưởng tín dụng

HSC ước tính tăng trưởng tín dụng của năm nay có thể dao động từ 14 - 18% xoay quanh mốc 16%.

Mức này được ước tính trên cơ sở so sánh thay đổi trong năm của tốc độ tăng so với cùng kỳ của tín dụng trong các năm 2015, 2016 và 2017, chênh lệch trong cả năm là 3%. Cùng với đó là so sánh mức tăng so với cùng kỳ của tín dụng tháng 8 và tháng 12, mức chênh lệch là 2%, có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Giả định này có vẻ đúng khi mà mục tiêu chính thức của NHNN là 17% trong khi chỉ tiêu thực tế cấp cho các ngân hàng là 14%. Do đó, mức thấp nhất của tăng trưởng tín dụng là 14% và mức cao nhất là 17%.

Công ty này cũng đưa ra hai kịch bản về nền kinh tế có thể xảy ra.

Kịch bản đầu tiên là tăng trưởng GDP chậm lại trong quý III so với quý II và có thể là do tăng trưởng tín dụng chững lại. Trong khi đó lạm phát ổn định và dao động ở mức 4%. Ở kịch bản này, NHNN buộc phải đẩy mạnh một chút tăng trưởng tín dụng trong quý IV, dự báo tăng lên 16 - 17%.

Một kịch bản khác là tăng trưởng GDP của quý III tương đương quý II, cho thấy tăng trưởng tín dụng thấp hơn được khắc phục tốt. Trong khi đó CPI tăng vượt 4%. Ở kịch bản này, NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng và dự báo ở mức 14 - 16%.

Xem thêm

Diệp Bình

Những người thuộc nhóm 0,001% giàu nhất thế giới đầu tư vào đâu?
Danh mục đầu tư của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao rất khác với người thường. Các chuyên gia cho biết những cá nhân này không lựa chọn tiền mã hóa và cũng ít khi nắm giữ cổ phiếu. Đối với họ, đẳng cấp của một người được xác định bằng cổ phần trong một đội thể thao.