|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội lập 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch COVID-19

11:58 | 06/04/2020
Chia sẻ
UBND Thành phố đã xác định 3 kịch bản điều hành dựa trên kịch bản tăng trưởng của cả nước để có nhưng phương án, kế hoạch hành động phù hợp nhằm giảm thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra.
Hà nội lập 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chủ trì Hội nghị (Nguồn: hanoi.gov.vn).

Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành phố, Hà Nội đã dựa vào kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quí I để xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Cụ thể: 

Kịch bản 1: Dịch bệnh sớm được kiểm soát, quí II lấy lại đà tăng trưởng và quí III, IV có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Kịch bản 2: Dịch bệnh được kiểm soát vào quí III nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt KH đề ra; 

Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%).

Trên cơ sở đó, UBND Thành phố sẽ ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19".

Trong thời gian tới, để triển khai đồng bộ các biện pháp duy trì, phục hồi phát triển kinh tế UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị thiện rà soát cụ thể, chi tiết từng dự án đầu tư công, xác định rõ khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng thời, đôn đốc quyết liệt các công trình trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư. 

Mục tiêu thực hiện cắt giảm ít nhất 5% chi thường xuyên; rà soát cụ thể tình hình tài chính, ngân sách để xây dựng kịch bản điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ cấp bách.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị phải đơn giản các thủ tục cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.

Tập trung sản xuất các sản phẩm có cơ hội phát triển, sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế (máy thở, dụng cụ xét nghiệm); dược phẩm…

Tăng trưởng kinh tế duy trì nhưng hầu hết chỉ tiêu đều thấp hơn cùng kì

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quí I/2020 của Hà Nội tăng 3,72% (cùng kì năm trước tăng 6,95%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,44% (cùng tăng 6,9%). Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 7,4% (cùng tăng 10,2%), tổng mức bán lẻ tăng 2,3% (cùng tăng 10,1%). Kim ngạch xuất khẩu giảm 18,1% (cùng tăng 12,9%); Kim ngạch nhập khẩu giảm 21,3% (cùng tăng 3%).

Khách du lịch giảm mạnh: Tổng lượng khách du lịch giảm 47,2% (cùng tăng 9,1%), trong đó, khách quốc tế giảm 43,9% (cùng tăng 12,6%); tổng doanh thu giảm 38,8% (cùng tăng 32%); công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 23,4% (cùng đạt 74,9%).

Gieo trồng vụ Xuân thuận lợi, cây trồng phát triển tốt. Dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát và không phát sinh ổ dịch mới trong 30 ngày.

Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 63.040 tỉ đồng, tăng 5,2% (cùng tăng 10,5%); vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 2% (cùng tăng 2,61%), tổng dư nợ tăng 1,8% (cùng tăng 2,59%). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước 7.140 tỉ đồng (08 dự án mới và tăng vốn). Có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng 103.000 tỉ đồng, tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng so với cùng .

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 71.383 tỉ đồng, bằng 25,6% dự toán, tăng 6,7% (cùng tăng 30,3%). Thu nội địa đạt 66.564 tỉ đồng, bằng 25,4% dự toán, tăng 6,0% so với cùng . Chi ngân sách địa phương đạt 13.676 tỉ đồng, bằng 13,3% dự toán (cùng đạt 11,9%).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trúc Minh

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.