|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Hà Nội: Hô biến 'đất vàng' thành chung cư cao tầng!

22:00 | 09/09/2017
Chia sẻ
Sau khi di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội, những chung cư, văn phòng ùn ùn mọc lên từ đất vàng công nghiệp.
ha noi ho bien dat vang thanh chung cu cao tang
Đất công nghiệp thuộc Cty Xe đạp Thống Nhất hiện tại đã mọc lên chung cư cao 25 tầng. Ảnh: Thông Chí

Sau khi di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội, những chung cư, văn phòng ùn ùn mọc lên từ đất vàng công nghiệp. Việc này dẫn đến tăng mạnh mật độ dân số, kéo theo hệ lụy tắc đường, thiếu trường học. Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, để xảy ra thực trạng trên bởi có lợi ích ngầm chi phối.

Sau cổ phần hóa, “đất vàng” thành chung cư

Khảo sát của Lao Động, đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) gần 10 dự án chung cư cao tầng bủa vây. Cách gần chục năm, đường Nguyễn Tuân là thủ phủ đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp nhẹ, tên tuổi một thời như Dệt Mùa Đông, Xe đạp Thống Nhất, hay mới hơn là Xe buýt Hà Nội.

Tuy nhiên, sau khi các Cty này được chuyển đổi thành Cty cổ phần thì trụ sở, nhà xưởng cũng chuyển đổi theo thành những chung cư thương mại. Cụ thể, với trường hợp của Cty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập ngày 30.6.1960. Ngày 8.2.2017, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định chuyển Cty TNHH MTV Thống Nhất thành Cty CP Thống Nhất Hà Nội.

Tuy nhiên trước đó, vào năm 2011, Xe đạp Thống Nhất đã liên doanh với Cty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập Cty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân. Một trường hợp khác là dự án chung cư cao cấp 349 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân). Khu đất này thuộc Cty CP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex), Cty này được thành lập năm 1989, tiền thân là cơ sở tăng gia sản xuất của Bộ Thương mại.

Tháng 6.2006, Cty chuyển đổi thành Cty CP như hiện nay, và tới năm 2014 thì nhóm cổ đông chi phối nắm quyền điều hành đã quyết định liên danh với Cty CP Thiết kế và Xây dựng Việt Nam (Videc) để khai thác khu đất làm chung cư cao tầng. Chính việc này dẫn tới, nhóm cổ đông vốn là cán bộ công nhân của Prosimex phản ứng cho rằng, Cty đã bán tài sản đất cho chủ đầu tư dự án là Videc. Vụ việc đến nay vẫn còn tranh chấp.

Ngoài ra có nhiều nơi cũng xảy ra tình trạng tương tự như đường Minh Khai, Nghi Tàm, Tây Sơn... Điểm chung các trường hợp này bắt nguồn từ các Cty thuộc các bộ, ngành được giao đất lâu năm làm trụ sở, nhà xưởng.

Lợi ích ngầm chi phối?

TP.Hà Nội trước khi quy hoạch được Chính phủ phê duyệt năm 1998 có hơn 900ha đất các khu công nghiệp và điểm công nghiệp nhỏ lẻ. Từ đầu những năm 2000, Hà Nội đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp, điểm công nghiệp ra ngoại thành để khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Đến khi Luật Thủ đô ban hành vào năm 2012 cũng quy định rất rõ: “Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp…, được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.

Sau khi có Luật Thủ đô, đến cuối năm 2014, trong Quyết định “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội” cũng nêu rõ sẽ từng bước di dời cơ sở công nghiệp, kho tàng gây ô nhiễm môi trường và cơ sở đào tạo, y tế, cơ quan không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội đô. Ngoài ra, quy chế này nhấn mạnh, cần phải đưa ra các “vùng cấm” không cho xây dựng cao tầng hậu di dời.Tuy nhiên, từ chủ trương cách đây hàng chục năm, đến khi có Luật Thủ đô để hiện thực hóa chủ trương này, có hướng dẫn bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thì Hà Nội vẫn không thực hiện được.

Nhận xét với Lao Động về việc này, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội - cho rằng, thực trạng trên là bởi có những điều chỉnh cục bộ trái quy hoạch chung được chi phối bởi lợi ích ngầm. “Quá trình cách làm có vấn đề, chủ đầu tư tự đề xuất rồi thành phố phê duyệt nhưng Hà Nội thiếu sự kiên quyết. Mà chủ đầu tư đề xuất thì bao giờ cũng phải có lợi nhiều nhất cho họ”.

ha noi ho bien dat vang thanh chung cu cao tang Để 'đất vàng' không bị hoang phí

Thực tế hiện nay, nhiều khu đất tại Hà Nội có vị trí đắc địa như “đất vàng” được quy hoạch làm dự án nhưng ...

ha noi ho bien dat vang thanh chung cu cao tang Giá đất phố đi bộ Hà Nội tăng 8,3%, thấp nhất hơn 200 triệu, cao nhất 1,1 tỷ đồng/m2

Hiện khu vực phố đi bộ Hà Nội có 2 tuyến đường giá đất được ghi nhận hơn 1 tỷ đồng/m2, đó là đường Lê ...

ha noi ho bien dat vang thanh chung cu cao tang Những lợi thế vị trí 'đất vàng' của Ga Hà Nội

Ga Hà Nội tọa lạc trên diện tích rộng tại số 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, với vị trí đắc địa, thuận lợi về ...

Thông Chí

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.