Gọi vốn đầu tư bằng tiền ảo có là cơ hội cho startup Việt?
Nhiều người nhận định hình thức gọi vốn đầu tư bằng tiền ảo chính là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thống kê của các nhà phân tích, cho thấy Việt Nam có tỷ lệ startup tính theo đầu người cao nhất châu Á, vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ. Người Việt dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 thế giới về thái độ tích cực khởi nghiệp. Việt Nam có vị trí chiến lược ở châu Á. Quy mô thị trường lớn, phát triển nhanh. Chi phí thuê văn phòng, nhân công thấp...
Trong năm 2016, khoảng 50 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được rót vốn, giảm 25% so với năm 2015. Mặc dù vậy, số thương vụ huy động vốn thành công đạt 205 triệu USD, tăng gấp 1,5 lần so với năm trước và cao gấp 5 lần năm 2011.
Xu hướng gọi vốn vốn bằng tiền ảo đang phát triển nhanh. Ảnh: xytoc.com |
Thống kê của TFI (Topica Founder Institute) cho thấy, tiền vốn được chuyển đến chủ yếu từ những vòng gọi vốn ban đầu. Đặc biệt là số lượng hợp đồng cỡ trung bình dưới 5 triệu USD chiếm tỉ lệ lớn, không thay đổi so với năm 2015. Các start-up thuộc lĩnh vực fintech (ứng dụng tài chính) dẫn đầu với tổng số vốn huy động lên đến 129 triệu USD.
Có thể kể ra một số thương vụ đáng chú ý như Mekong Capital đầu tư 10 triệu USD vào chuỗi cửa hàng cầm đồ F88; GotIt huy động thành công 9,1 triệu USD từ Capricon; Ví điện tử Momo nhận đầu tư 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs.
Bắt nhịp với xu hướng phát triển và gọi vốn từ các đồng tiền kỹ thuật số, mới đây, một startup tại Singapore có CEO là người Việt đã khiến giới đầu tư phải choáng ngợp bởi số vốn rất khủng mà mình đã gọi được chỉ trong một thời gian rất ngắn. Cụ thể, Kyber Network – startup với mô hình sàn giao dịch cryptocurrency phi tập trung (decentralized exchange) – với CEO người Việt là anh Loi Luu (Lợi Lưu) đã gọi được số vốn lên tới 52 triệu USD, tương đương với khoảng 1.200 tỷ đồng, chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Gần đây nhất, trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, gần 40 dự án khởi nghiệp (Startup) ở Việt Nam với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau đã tham gia thuyết trình, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhằm tìm kiếm nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng. Lĩnh vực khởi nghiệp của các Startup Việt khá đa dạng, từ dệt may, nông nghiệp, công nghệ thông tin, thương mại điện tử.
Tiếp nối thành công từ các startup đi trước, vào đầu năm 2017, một nhóm lớn các nhà phát triển có kinh nghiệm tập trung quanh UHUB, một dự án khởi động có ý định cách mạng hóa kinh doanh thương mại điện tử. Nền tảng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, UHUB cho phép trao đổi trực tiếp các sản phẩm, vé và các dịch vụ khách sạn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc...
"Chúng tôi muốn đóng góp những gì tốt nhất cho cộng đồng bằng việc phát triển hệ sinh thái UHUB. Đây là một hệ sinh thái được bảo mật cao, mang lại sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, thanh toán Hiểu được giá trị cốt lõi đó nên chúng tôi đã tập hợp được một đội ngũ nhân lực mạnh am hiểu về công nghệ, tin tưởng vào dự án, luôn mong muốn và cố gắng hoàn thiện hệ sinh thái UHUB trong thời gian sớm nhất để mang lại lợi ích cho người sử dụng nói riêng và toàn xã hội", ông Nguyễn Văn Yêu, CEO & FOUNDER của UHUB cho biết.
Xoay quanh ba hệ sinh thái bao gồm HUB Exchange, HUB marketplace và HUB Connector, nhóm phát triển dự án UHUB mong muốn xây dựng một hệ sinh thái mang lại lợi ích thật sự cho cả cộng đồng sử dụng cũng như toàn xã hội.
Có thể thấy, dù còn nhiều thách thức nhưng xu thế phát triển của việc huy động vốn qua tiền kỹ thuật số trên thế giới đang phát triển rất nhanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để triển khai và tận dụng hiệu quả xu hướng công nghệ, các chuyên gia cho rằng cần thiết phải có sự đồng thuận, phát triển nhịp nhàng giữa chính phủ, các nhà quản lý và đặc biệt là phần nội dung, ý tưởng phát triển của các ứng dụng chạy trên nền tảng này.
Người khởi nghiệp thườngmang theo hoài bão lớn lao. Tuy nhiên, hoài bão mà thiếu tầm nhìn sẽ luôn chỉ là phong trào. Bởi khi gặp đôi chút khó khăn hoặc thất bại, nhà khởi nghiệp dễ buông xuôi. Vì thế, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần thay đổi tầm nhìn và tư duy cạnh tranh. Không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ thị trường trong nước, doanh nghiệp khởi nghiệp còn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cạnh tranh với những sản phẩm, ý tưởng của nước ngoài, nhất là khi nhiều hiệp định hợp tác mà Việt Nam đã ký kết bắt đầu có hiệu lực.
Với những ưu điểm của mình, việc huy động nguồn lực qua tiền điện tử được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội gia tăng thị phần, nâng cao thương hiệu cho những doanh nghiệp và startup Việt Nam đặc biệt đối với các dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Do đó, nếu bỏ qua cơ hội huy động nguồn lực này trong chiến lược phát triển và cạnh tranh, startup Việt sẽ không chỉ mất cơ hội vươn ra thế giới mà còn mất luôn chỗ đứng trên sân nhà.
Vào thời điểm tháng 4/2017, tổng vốn hóa thị trường của tiền điện tử ở mức 25 tỷ USD. Tuy nhiên, tính đến thời điểm đầu tháng 11/2017 tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã tăng vọt vượt qua ngưỡng 200 tỷ USD. Giá trị của tiền điện tử tăng lên gấp nhiều lần trong năm 2017.