|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Giới phân tích: Sự phục hồi kinh tế của châu Âu có thể bị tụt hậu so với Mỹ và châu Á

04:08 | 06/02/2021
Chia sẻ
Tiến trình triển khai vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của châu Âu diễn ra chậm chạp đồng nghĩa với việc sự phục hồi kinh tế của khu vực này nước này có thể bị tụt hậu so với đà tăng trưởng của Mỹ và châu Á, trừ khi châu Âu có thể đưa chương trình tiêm chủng vaccine trở lại đúng quỹ đạo trong những tuần tới.

Hồi tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc và dự báo rằng nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021, song định chế tài chính này cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ không bắt kịp xu hướng phục hồi này cho đến năm 2022.

Trong khi chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu đưa ra nhiều chương trình kích thích kinh tế hơn nữa trong gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD, các thành viên của EU vẫn đang đàm phán về việc dự án nào sẽ nhận được tài trợ từ quỹ phục hồi chung trị giá 750 tỷ euro (gần 900 tỷ USD).

Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) và lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 cũng khiến các chính phủ châu Âu gặp khó khăn hơn trong việc rút bớt các lệnh hạn chế hiện hành.

Sylvain Broyer, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) tại S&P Global Ratings, cho biết các nước Eurozone đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng ngừa dịch COVID-19.

Dữ liệu được công bố tuần này cho thấy đà suy thoái của Eurozone đã lún sâu hơn trong tháng 1/2021, khi các quy định phong tỏa xã hội được gia hạn tác động mạnh đến ngành dịch vụ, vốn thống trị nền kinh tế của khu vực.

Tình trạng phong tỏa hiện tại ở nhiều quốc gia sẽ kéo dài đến tháng 3/2021 và có thể là sau đó. Một cuộc khảo sát của Đức ngày 4/2 cho thấy, các doanh nghiệp nước này sẽ phải thực hiện các quy định hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 đến giữa tháng 9/2021.

Phần lớn mối quan tâm nằm ở chương trình tiêm chủng của EU, được khởi động khá "rình rang" từ ngày 27/12/2020 song lại đang đối mặt với tình trạng chậm trễ và thiếu hụt nguồn cung vaccine.

Theo tính toán của tập đoàn bảo hiểm thương mại Euler Hermes, tỷ lệ tiêm chủng trung bình hàng ngày tại các nền kinh tế lớn của EU chỉ ở mức 0,12% dân số - thấp hơn bốn lần so với Vương quốc Anh và Mỹ. Theo Our World in Data, cho tới nay, các nước EU đã tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho khoảng 3% dân số của họ, so với 9% ở Mỹ và 14% ở Anh.

Euler Hermes ước tính rằng, con số này thể hiện độ trễ 5 tuần trên "mặt trận" tiêm chủng. Nếu không được điều chỉnh, con số đó sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EU trong năm nay mất gần 90 tỷ euro, tương đương với việc bị mất hai điểm phần trăm tăng trưởng GDP hàng quý.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng, việc EU  tụt hậu so với các nước khác từ ba đến bốn tuần trong chương trình tiêm chủng là do quy trình phê duyệt khắt khe hơn. Bà cho biết các vấn đề về căng thẳng nguồn cung sẽ giảm bớt nhưng thừa nhận rằng việc tăng sản lượng vaccine hiện vẫn là một thách thức đối với "Lục địa già".

Minh Trang (Theo Reuters)

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.