Giới chuyên gia: Nguồn cung dầu toàn cầu dự báo giảm 6% vào năm 2030 vì các dự án bị trì hoãn
Các công ty dầu khí trên khắp thế giới đã giảm ngân sách đầu tư, rời các dự án hoặc trì hoãn việc khoản đầu tư để chống lại tình trạng giảm giá dầu thô xuống mức thấp kỉ lục donguồn cung dư thừa sau khi sự bùng nổ của virus corona ảnh hưởng tới nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Những quyết định đầu tư cuối cùng (FID) bị trì hoãn cho các dự án, vốn phải mất nhiều năm mới để đi vào hoạt động, được cho là sẽ làm cung dầu khí toàn cầu giảm 5,6% vào năm 2025, với phần lớn các khoản đầu tư bị điều chỉnh đến từ mảng dầu đá phiến, theo Rystad. Dầu đá phiên chủ yếu được tìm thấy ở Mỹ.
Continental Resources, nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Bắc Dakota đã tạm dừng gần như toàn bộ hoạt động sản xuất tại tiểu bang của Mỹ và thông báo cho một số khách hàng rằng họ sẽ không cung cấp dầu thô sau khi giá giảm vào vùng âm trong tuần này, Reuters trích nguồn thạo tin cho hay.
Tất cả điều trên khiến nguồn cung dầu khí toàn cầu trong đà giảm 6,3% vào năm 2030 so với dự kiến trước khi giá giảm sau, dữ liệu từ Rystad chỉ ra.
Theo ước tính, các dự án không phải dầu đá phiến với giá trị 195 tỉ USD đã bị trì hoãn. Những dự án này chủ yếu là phát triển mỏ khí và khí ngưng tự. Về mặt địa lý, Trung Đông ghi nhận mức giảm lớn nhất trong nhóm.
Ngoại trừ khu vực đá phiến Bắc Mỹ, các nhà phân tích năng lượng tại Wood Mackenzie cho rằng khoảng 10 - 15 dự án khai thác lớn có cơ hội để nhận được khoảng đầu tư trong năm nay, con số được nhìn thấy lần cuối trong cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2014.
So sánh với khoảng 50 dự án khai thác trữ lượng hơn 50 triệu thùng dầu tương đương với từng dự án đã được đưa ra cho quyết định đầu tư cuối cùng trong năm nay trước khi giá dầu giảm mạnh, theo Wood Mackenzie.
Các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đang bị ảnh hưởng.
Năm 2020 cũng được coi là năm kỉ lục cho sự phát triển LNG. Cuộc khủng hoảng giá và nhu cầu LNG toàn cầu lao dốc làm trì hoãn FID của 7 nhà máy LNG trên toàn cầu", các chuyên gia của Rystad cho biết trong bản báo cáo.
Royal Dutch Shell thậm chí đã đi xa đến mức hoàn toàn rời hồ Charles LNG lớn tại Mỹ.